lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Để quản lý, bảo vệ được vững chắc độc lập chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia thì không thể thiếu bộ máy, lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Vì thế, phải tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng chuyên
trách làm nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Bộ máy quản lý nhà nước về biên giới và bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay ở nước ta bao gồm:
- Ủy ban Ban biên giới quốc gia: là cơ quan cấp Tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, có chức n ng giúp Bộ trưởng tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; xác định phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phản quốc gia của Việt nam đối với vùng trời, các vùng biển, các hải đảo, thềm lục địa và đáy đại dương. Chức n ng, nhiệm vụ của Ủy ban Biên giới quốc gia được quy định trong Quyết định số / /QĐ-TTg ngày / / của Thủ tướng Chính phủ như: Nghiên cứu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ xác định biên giới quốc gia, các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; Nghiên cứu, đề xuất chủ trương ký kết, phê chuẩn và tham gia tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ; Giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc PGCM, chủ trì soạn thảo quy chế biên giới với các nước láng giềng; chủ trì phối hợp với các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan thực hiện kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình xử lý tranh chấp ở các khu vực biên giới trên đất liền, vùng trời, trên các vùng biển…..
- Bộ đội Biên phòng: là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, vai trò của Bộ đội Biên phòng rất quan trọng, đó là: BĐBP là lực lượng thường xuyên, liên tục duy trì quản lý và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia cũng như đường biên giới quốc gia đã được hai Bên xác định hoặc duy trì một hiện trạng quản lý theo những thỏa thuận giữa nước ta với nước láng giềng có chung đường biên giới. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ đội Biên phòng được quy định cụ thể trong pháp lệnh Bộ đội Biên phòng và Nghị định số / /NĐ-CP ngày 6/ / của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ dội Biên phòng. Bộ dội Biên phòng được xác định là “lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, là một thành phần của Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới [ 6,5-6]. Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng là quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ng n chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới quốc gia, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở KVBG; chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh trật tự, an toàn xã hội ở KVBG trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu.
Lực lượng Cảnh sát biển: Do đặc thù của các vùng biển và hải đảo, cho nên ngoài lực lượng BĐBP, lực lượng Cảnh sát biển cũng được thực hiện chức n ng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên biển, trong đó có vùng lãnh thổ, chủ quyền và biên giới quốc gia trên biển. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát biển được quy định cụ thể trong pháp lệnh Cảnh sát biển số / /PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 6/ /NĐ-CP ngày 27 tháng 8 n m của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 6/ /NĐ – CP ngày tháng n m của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt nam.
- Sở Ngoại vụ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới và ven biển: là cơ quan thường trực của Ủy ban Nhân dân tỉnh về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia; giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về biên
giới lãnh thổ quốc gia tại địa phương theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng phương án kế hoạch và tổ chức khảo sát đơn phương, song phương; phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác PGCM theo yêu cầu của Ban chỉ đạo PGCM của tỉnh; báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Ngoại giao tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia, quy chế biên giới trên đất liền và các tranh chấp nảy sinh trên đất liền và các tranh chấp nảy sinh trên biển thuộc địa bàn thuộc tỉnh…