Tình hình dân cư, chính trị, kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng (Trang 53 - 55)

+ Dân cư, chính trị

Khu vực biên giới tuyến đất liền Việt nam - Campuchia có dân số khoảng 153182 hộ/697993 khẩu, với 29 dân tộc cùng chung sống (tính đến tháng 11/2016). Nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới có tính cộng đồng cao, có truyền thống lao động cần cù, sống chất phác, thật thà và thuỷ chung; tự lực, tự cường trong sản xuất; đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm, kiên cường, quả cảm, không sợ gian khổ, hy sinh. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều địa danh ở khu vực biên giới tuyến Việt nam – Campuchia là c n cứ địa cách mạng, là chiến trường quan trọng để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc; là nơi cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến. Nhân dân các dân tộc ở KVBG gồm nhiều thành phần dân tộc sống xen kẽ, có quan hệ dân tộc, thân tộc khá sâu sắc với các dân tộc ở KVBG Campuchia. Đặc biệt, quan hệ dân tộc, thân tộc hai bên biên giới ở một bộ phận đồng bào đã vượt qua ý thức quốc gia, pháp luật của Nhà nước; nhất là dân tộc Khơmer ở KVBG Tây Nam Bộ với người Khơme Crôm ở Campuchia, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với nhân dân KVBG Campuchia. Do dân cư phân bố không đều, một số địa bàn ở KVBG Tây Nguyên không có dân hoặc dân ở cách xa đường biên giới. Mặt khác, địa hình khu vực biên giới thuận tiện về giao thông (khu vực biên giới vùng Nam Bộ), cùng với những tập quán quan hệ giữa các dân tộc hai bên biên giới, được sự hậu

thuẫn của các thế lực thù địch, tình trạng vượt biên giới trái phép xảy ra thường xuyên. Địch và các loại đối tượng đã lợi dụng xâm nhập, hoạt động phá hoại làm cho tình hình vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới trở nên phức tạp.

Khu vực biên giới tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia có 9 tôn giáo chính, với 5 . 4 tín đồ, như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo... Hầu hết hoạt động của các tôn giáo nói trên đều chấp hành tốt pháp luật và sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bọn phản động lợi dụng đạo Tin Lành ở KVBG Tây Nguyên, đạo Cao Đài, Hoà Hảo ở KVBG Tây Nam Bộ đã có biểu hiện kích động, lôi kéo một bộ phận quần chúng tham gia phát triển đạo trái pháp luật, vượt biên giới trái phép, gây rối, khiếu kiện đòi lại ruộng đất… làm cho ANCT, trật tự ATXH diễn biến phức tạp. Tình trạng di, dịch cư tự do của đồng bào dân tộc các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên chưa có sự quản lý chặt chẽ đã dẫn đến nạn tàn phá rừng, phá hoại hoa màu, tranh chấp đất canh tác với người dân tộc bản địa, gây ra những bức xúc và nhiều “điểm nóng” trong đời sống cộng đồng. Bên cạnh đó, số dân ở các xã nội địa ra, vào làm n ở KVBG, qua lại biên giới trái phép, buôn lậu, khai thác lâm thổ sản, đào đãi vàng bừa bãi…; “sự thay đổi về cơ cấu dân số một cách tự phát, mất cân đối đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, gây khó kh n cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Nếu ta xử lý không khéo các vấn đề xã hội sẽ tạo ra kẽ hở, các thế lực thù địch lợi dụng kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, đòi tự trị, li khai” [ 5, tr. ].

+ Kinh tế - xã hội

Những n m qua, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, v n hoá - xã hội cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nên đời sống của đồng bào tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia về cơ bản đã được nâng lên một cách rõ rệt. Nhưng do điều kiện tự nhiên, tập quán du canh, du cư, mặt bằng dân trí thấp, trình độ kỹ thuật canh tác, nuôi trồng còn nhiều hạn chế, lạc hậu,

thiếu vốn, thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp chính quyền… nên thu nhập của một bộ phận đồng bào rất thấp, đời sống còn nhiều khó kh n, tỉ lệ đói nghèo của người dân tộc thiểu số luôn cao hơn so với cư dân khác trong vùng. Các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng vấn đề này tuyên truyền, kích động đồng bào đi biểu tình, đòi lại ruộng đất, vượt biên giới trái phép, lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng người dân tộc thiểu số để hoạt động phá hoại… làm cho tình hình chủ quyền, an ninh ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp.

Sau hơn 42 n m hoà bình, thống nhất đất nước, cùng với cả nước, hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới tuyến Việt Nam - Campuchia được xây dựng, củng cố. Tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên được kiện toàn nên vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, khu vực biên giới tuyến Việt Nam – Campuchia còn nhiều hạn chế do những thiếu sót, khuyết điểm của ta trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách ruộng đất và những yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở ở một số địa phương, nên khi địch tác động vào đã làm cho khu vực biên giới trở thành một “điểm nóng” về chính trị và chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG.

Từ những điều kiện nêu trên, việc tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn có hạn chế. Việc huy động lực lượng, phương tiện của địa phương và nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận BPTD gặp nhiều khó kh n. Đây là những vấn đề đặt ra cho các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các lực lượng quản lý, BVBG cần có biện pháp tháo gỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)