Biên giới quốc gia là ranh giới chung của hai quốc gia, liên quan chặt chẽ với chủ quyền, lãnh thổ của hai quốc gia. Chính yếu tố chung của biên giới quốc gia đòi hỏi phải có sự hợp tác của hai quốc gia liên quan thì mới có thể giải quyết được những vấn đề đặt ra. Ngay trong quá trình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia đã là sự hợp tác của hai quốc gia. Nếu không có sự hợp tác của hai quốc gia thì không thể tiến hành quá trình đàm phán, ký kết các điều ước về biên giới quốc gia. Sau khi đã xây dựng được các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia, các công việc tiếp theo liên quan đến biên giới cần có sự hợp tác của các quốc gia liên quan với nhau. Quá trình PGCM, quá trình quản lý bảo vệ biên giới không thể thiếu sự hợp tác hai quốc gia có chung đường biên
giới. Nếu không có sự hợp tác của các quốc gia liên quan thì khó có thể có được đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài. Sự hợp tác của các quốc gia trong việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là sự biểu hiện của sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của nhau. Góp phần vào việc phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia còn có thể được thực hiện với các quốc gia khác ở trong và ngoài khu vực hoặc với các tổ chức quốc tế nhằm trao đổi thông tin, tư liệu, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ…phục vụ cho việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau và mỗi cơ quan thực hiện một phần công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, chức n ng và thẩm quyền của mình. Những cơ quan thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ BGQG là Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng); UBND cấp tỉnh, thành phố biên giới, ven biển.
Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt chuyên trách trong việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ đội Biên phòng được quyền quan hệ phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia, chính quyền địa phương nước tiếp giáp theo quy định của Chính phủ để thi hành các điều ước quốc tế về biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị; đấu tranh ng n chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa các nước có chung đường biên giới và xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, cụ thể:
- Đồn trưởng Đồn Biên phòng được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương trong khu vực nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán do cấp có thẩm quyền chỉ định;
- Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán cấp tỉnh về những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia;
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng được quan hệ với lực lượng Biên phòng nước tiếp giáp và tham gia đoàn đàm phán theo chỉ định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Thủ tướng Chính phủ [ ].
Kết luận chương 1
Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, công trình khoa học được công bố, nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau có liên quan đến đề tài luận v n. Mặc dù mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của các đề tài có đề cập đến công tác quản lý nhà nước về BGQG hoặc quản lý, bảo vệ BGQG của BĐBP nói chung, nhưng các đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên lĩnh vực chuyên ngành khoa học quân sự, pháp luật, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu quản lý nhà nước về biên giới quốc gia tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia ở lĩnh vực chuyên ngành khoa học quản lý công; song những kết quả đạt được của các công trình khoa học có liên quan là cơ sở để luận v n tham khảo, kế thừa, vận dụng, phát huy trong giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích và tổng hợp, luận v n đã khái quát, hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về BGQG trên đất liền Việt Nam - Campuchia của BĐBP; phân tích, làm rõ các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản lý nhà nước về BGQG, cơ sở pháp lý trong quản lý nhà nước về BGQG, chủ thể và những nội dung quản lý nhà nước về BGQG làm cơ sở để tác giả khảo sát, phân tích, đánh giá đúng những thực trạng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam - Campuchia ở chương của luận v n.
Chương 2