Đầu tư xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế-xã hội ở khu vực biên giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng (Trang 38 - 40)

khu vực biên giới

Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia có hai vùng rõ rệt đó là vùng núi cao, rừng rậm, bị chia cắt bởi những thung lũng, sông, suối biên giới (khu vực biên giới Tây Nguyên) và vùng đồng bằng, sông nước (khu vực biên giới Tây Nam). Đặc điểm cả hai vùng này đều có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Nơi đây trước kia là c n cứ địa cách mạng trong các cuộc chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc cũng là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nhất là địa bàn Tây Nguyên. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nhưng đến nay do điều kiện tự nhiên và xã hội như địa hình hiểm trở, chia cắt, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nắng hạn về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa, giao thông đi lại khó kh n, dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí thấp, lạc hậu, tỉ lệ mù chữ còn cao, kết cấu hạ tầng còn hạn chế….,

Để quản lý, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia thì vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải có chủ trương chính sách và biện pháp đúng đắn trong đầu tư xây dựng các công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội nhằm mục đích xây dựng vùng biên giới, ven biển, các hải đảo phát triển một cách toàn diện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc làm n, sinh sống ở KVBG góp phần củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, đó là

kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh. Mặt khác để giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia việc đầu tiên là phải giữ yên lòng dân biên giới để làm được điều đó thì việc đầu tư xây dựng các công trình kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới là hết sức cần thiết. Vì, địa bàn khu vực biên giới nước ta chủ yếu là vùng núi cao hiểm trở, vùng sâu, vùng xa, hải đảo là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người, các điều kiện hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm… còn nhiều khó kh n, số lượng ít, chất lượng hạn chế, đời sống của nhân dân thấp, kém; nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại…Hơn nữa, đây chính là địa bàn mà các thế lực thù địch, bọn phản động thường xuyên lợi dụng để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kích động quần chúng nhân dân thực hiện các âm mưu thâm độc chống phá cách mạng Việt Nam.

Việc xây dựng, phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi mà thực chất là chiến lược của công tác biên giới trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân. Thế trận lòng dân vững chắc sẽ tạo thế và lực để chiến thắng mọi sự lợi dụng của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

Phát triển toàn diện KVBG, bao gồm xây dựng và phát triển vững chắc quốc phòng – an ninh, kinh tế - xã hội,…trong đó tập trung giải quyết cấp bách vấn đề kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, cố gắng sớm xóa bỏ ng n cách quá xa giữa các vùng trong nước. Những công việc cần tập trung giải quyết để thực hiện mục đích trên là: phát triển mạng lưới giao thông, phát triển các công trình thủy lợi, điện nước sinh hoạt, quy hoạch bố trí dân cư, định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thương mại dịch vụ, phát triển giáo

dục, y tế, v n hóa, phát thanh truyền hình, bài trừ tệ nạn xã hội, khuyến khích khôi phục các lễ hội truyền thống đậm nét bản sắc v n hóa dân tộc.

Để giải quyết có hiệu quả các mục tiêu đề ra cần sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ, trước hết phải huy động được sức mạnh từ nhiều nguồn, của mọi thành phần kinh tế từ trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước để khai thác cho được mọi lợi thế về tiềm n ng đất đai, tài nguyên khoáng sản của từng địa phương. Các cơ quan nhà nước ở trung ương trên cơ sở chức n ng, nhiệm vụ và khả n ng tạo mọi điều kiện hỗ trợ, tạo cơ chế hợp lý, thông thoáng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của từng địa phương; các địa phương khác đẩy mạnh tham gia cùng các địa phương có đường biên giới quốc gia xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. Các đơn vị lực lượng vũ trang, nhất là BĐBP cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các ngành chức n ng và nhân dân KVBG, có kế hoạch cụ thể tham gia có hiệu quả vào các chương trình và phát triển kinh tế - xã hội ở KVBG. Tiếp tục thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” một cách rộng rãi, nhằm xây dựng địa bàn các xã biên giới, hải đảo….ngày càng vững mạnh làm

nền tảng vững chắc cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)