Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng (Trang 81 - 97)

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống v n bản Luật và các v n bản hướng dẫn bảo đảm tính đồng bộ hệ thống trong quản lý, bảo vệ biên giới. Hiện nay chúng ta đã có Luật biên giới quốc gia nhưng còn thiếu nhiều nghị định, hướng dẫn chuyên ngành; chưa hoàn thiện những chính sách thu hút định canh, định cư trên khu vực biên giới để xây dựng nền biên phòng toàn dân...

- Rà soát các v n bản pháp quy đã ban hành để sửa đổi bổ sung kịp thời những v n bản quá cũ không còn phù hợp hoặc còn chồng chéo, thiếu đồng bộ để tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện trong thực tế.

- T ng cường phổ biến, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho toàn dân, mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội để có nhận thức toàn diện đầy đủ về chủ quyền BGQG, từ đó định hướng cho các hoạt động ở khu vực biên giới đi vào nền nếp như: quy hoạch đầu tư ở biên giới, chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới, trách nhiệm quản lý, bảo vệ đường biên cột mốc;

phát huy sức mạnh của đồng bào các dân tộc ở biên giới tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, đường biên cột mốc.

- Thường xuyên tiến hành công tác thanh kiểm tra việc thực thi pháp luật về biên giới để nâng cao hiệu lực quản lý bảo vệ biên giới.

3.2.1.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, anh ninh biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng

- Bộ đội Biên phòng nói chung và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Bộ đội Biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia nói riêng phải luôn tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, mà thường xuyên trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Bộ đội Biên phòng. Trên cơ sở các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Bộ đội Biên biên phòng về xây dựng Bộ đội Biên phòng dài hạn và hàng n m; trong đó chú trọng các chủ trương, đối sách về quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia nói chung, tuyến biên giới Việt Nam -Campuchia nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng quan hệ, phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ quân sự quân khu 5, 7, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ Bộ đội Biên phòng và lực lượng vũ trang các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia thực hiện tốt những vấn đề có liên quan đến xây dựng nền QPTD, nền biên phòng, công tác quân sự địa phương và tác chiến trong KVPT trên địa bàn các quân khu.

- Nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tình hình thực tế trên tuyến biên giới, làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng và Nhà nước những chủ trương, đối sách nhằm giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh, phức tạp mới trên biên giới.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng điểm, thực hiện các chuyên đề liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự trên khu vực biên giới Việt

Nam - Campuchia; tham gia mở các đợt cao điểm tấn công, truy quét tội phạm ở khu vực biên giới; cải cách thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh...

3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các lực lượng và quần chúng nhân dân về hiệp ước, hiệp định biên giới

Sau hơn n m thực hiện Hiệp ước hòa bình hữu nghị hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia (18/2/1979), sau hơn 4 n m thực hiện Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới giữa hai nước ký ngày 20/7/1983; để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển cần làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền về Hiệp ước, Hiệp định biên giới giữa Việt Nam - Campuchia cho cán bộ và quần chúng nhân dân ở biên giới cũng như trên khắp mọi miền Tổ quốc để có thể nắm, hiểu rõ về Hiệp ước, Hiệp định biên giới Việt Nam - Campuchia, nhận thức rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới. Từ đó, làm cho quần chúng nhân dân chấp hành và thực hiện theo đúng Hiệp ước, Hiệp định biên giới, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, t ng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo mối quan hệ gắn bó lâu bền giữa nhân dân hai bên biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả những nội dung trên, đòi hỏi Bộ đội Biên phòng các tỉnh tuyếnbiên giới đất liền Việt Nam – Campuchia cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp sau:

Một là, phải làm tốt công tác vận động quần chúng, nhất là quần chúng

nhân dân ở KVBG.

Quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới là người hiểu hơn ai hết về vấn đề lịch sử của biên giới, là người trực tiếp sinh sống ở khu vực biên giới,

thường xuyên tiếp xúc, qua lại làm n đối với nhân dân nước tiếp giáp. Do địa hình núi non hiểm trở ở tuyến biên giới Tây Nguyên, Địa hình ngập nước ở Đồng bằng Sông Cửu long về mùa mưa cho nên quần chúng nhân dân sinh sống ở khu vực biên giới đời sống còn gặp nhiều khó kh n, trình độ dân trí thấp, sự hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, vì vậy, Bộ đội Biên phòng cần làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đóng quân có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa bàn. Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là Luật Biên giới quốc gia; Hiệp ước, Hiệp định biên giới cho mỗi người dân nắm, hiểu và thực sự chấp hành một cách tự giác, tự nguyện nhằm làm cho cho mỗi người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm tạo được sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức đối với Hiệp ước, Hiệp định biên giới mà hai bên đã ký kết.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, giáo

dục thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về Hiệp ước, Hiệp định trong quá trình phân giới cắm mốc, nhất là 7 điểm còn tồn đọng.

Để phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các địa phương trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, Bộ đội Biên phòng cần làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân đội, các Ban, ngành trung ương, địa phương, xây dựng những chủ trương, biện pháp thực hiện tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Ngày Biên phòng toàn dân; tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới và duy trì Hiệp ước, Hiệp định về biên giới giữa hai bên. Nội dung tham mưu cần phải toàn diện, cả về phương hướng, chương trình, kế hoạch, biện pháp tiến hành cho từng cấp, từng ngành về từng giai đoạn, cả thường xuyên và lâu dài.

Đặc biệt, Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới tuyến đất liền Việt Nam - Campuchia cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa

phương mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chủ trì của các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh; chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến các cấp, các ngành, nhất là thông tin v n hóa ở cơ sở để tổ chức các hoạt động, thông tin, tuyên truyền; đưa chương trình về nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia vào nội dung tuyên truyền thường xuyên trên truyền hình, đài phát thanh, báo địa phương, làm cho cán bộ, công nhân viên, quần chúng nhân dân mọi lứa tuổi, mọi lĩnh vực hoạt động, các tổ chức Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội trong toàn tỉnh nắm, hiểu rõ hơn về chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về biên giới quốc gia; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc duy trì biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng xây dựng và phát triển; duy trì thực hiện tốt Hiệp ước, Hiệp định biên giới mà Việt Nam - Campuchia đã ký kết, nhằm tạo ra sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.

Ba là,tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ

Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với Bộ V n hóa Thông tin và Truyền Thông, về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động v n hóa - thông tin ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng sông nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên biên giới…Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, đài…); thông qua tổ chức các buổi sinh hoạt v n hoá v n nghệ, các buổi tọa đàm, phát tờ rơi để tuyên truyền. Đây là biện pháp tuyên truyền hết sức rộng rãi, phổ biến, nhiều người dễ tiếp cận, nhanh nhận biết và dễ hiểu.

Bốn là, tiếp tục củng cố, phát huy hiệu quả các tổ, đội tuyên truyền v n

hóa của Bộ đội Biên phòng phối hợp với lực lượng làm công tác tuyên truyền ở địa phương các tỉnh tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia; t ng cường xuống các đồn biên phòng, địa bàn xa xôi, hẻo lánh và thôn, ấp biên giới nhất là địa bàn Tây Nguyên, địa bàn có người Khmer sinh sống để giao lưu,

gần gũi với đồng bào, thông qua hình thức sân khấu hóa để tuyên truyền, để gần dân, sát dân, nhân dân có được sự hứng thú, niềm vui trong quá trình xem, dễ nhớ, dễ hiểu và có ý nghĩa, thấy bổ ích.

Năm là, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng.

Hơn ai hết, cán bộ chiến sỹ trong lực lượng Bộ đội Biên phòng phải được tổ chức học tập, quán triệt nắm chắc và hiểu sâu sắc ý nghĩa to lớn của việc duy trì hiệp ước, hiệp định về quy chế biên giới, từ đó xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Việc giáo dục, bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, được kết cấu thành một chương trình vừa có tính cơ bản, toàn diện, hệ thống, vừa có tính thiết thực, bám sát nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng và từng đơn vị trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phù hợp với điều kiện hoạt động và trình độ của từng đối tượng, vừa có phần chung bắt buộc, vừa có phần cơ động cho các đồn, trạm biên phòng.

Song song với việc tổ chức học tập Hiệp định, Hiệp ước về quản lý biên giới và Quy chế quản lý biên giới đất liền nói chung và tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia nói riêng; các đồn, trạm biên phòng phải tổ chức cho cán bộ chiến sĩ nhận biết rõ đường biên giới trên thực địa đang phân giới cắm mốc theo Hiệp ước bổ sung n m 5. Nắm chắc tình hình đường biên mốc giới, tổ chức lực lượng t ng cường tuần tra kiểm soát chặt chẽ quản lý, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới và các dấu hiệu đánh dấu đường biên giới, chú ý những khu vực có địa hình phức tạp khó nhận biết tại thực địa; khu vực nhạy cảm, khu vực khai thác hoạt động chung và khu vực quy thuộc giữa hai bên. Xây dựng quyết tâm bảo vệ biên giới; phối hợp với lực lượng dân quân tổ chức tuần tra, phát quang đánh dấu đường biên giới để dễ dàng nhận biết tại thực địa. Vận dụng linh hoạt chủ trương đối sách, xử lý các vụ việc xảy ra trên biên giới theo đúng Hiệp định

về quy chế biên giới đã ký giữa hai bên. Đây chính là hình thức tuyên truyền sinh động, thiết thực và hiệu quả cao nhất

3.2.1.4. Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân khu vực biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia vững mạnh toàn diện

Xây dựng củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh, gắn với xây dựng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia ổn định, hữu nghị và hợp tác trong xu hướng hội nhập trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một nội dung quan trọng trong chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia của đất nước.

Để xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh, gắn với xây dựng tuyến biên giới ổn định, hữu nghị và hợp tác trong giai đoạn hiện nay, các đơn vị Bộ đội Biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia cần kết hợp chặt chẽ, thực hiện tốt nội dung, giải pháp cơ bản sau:

Một là,Tích cực tham mưu cho địa phương xây dựng, củng cố cơ sở

chính trị ở các xã biên giới.

Trước hết, tập trung vào việc xây dựng cơ sở trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hạt nhân lãnh đạo mọi mặt của địa phương. Các đơn vị Bộ đội Biên phòng tiếp tục đẩy mạnh chương trình t ng cường phối hợp với xã biên giới, giúp địa phương xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Tập trung củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các đoàn thể: Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi..., nhất là xây dựng đội ngũ những người có uy tín, trưởng thôn, trưởng ấp; đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc làm nòng cốt để quản lý điều hành mọi hoạt động của thôn, ấp, làng bản theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Phát huy sức mạnh của cựu chiến binh, lực lượng nòng cốt và tin cậy trong hệ thống chính trị; quan tâm xốc lại hoạt động công tác

Đoàn và phong trào thanh niên, vì “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà. Nhà nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là thanh niên” [ 4, tr 7 ]; đặc biệt quan tâm đến phụ nữ vì “không thể lôi cuốn quần chúng vào chính trị nếu không thu hút phụ nữ vào chính trị” [ , tr ].

Làm tốt công tác mặt trận, thực hiện đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt thiểu số hay đa số, dân tộc, tôn giáo, chống lại những mưu đồ chia rẽ, kích động ly khai của thế lực thù địch.

Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy quân sự và Công an huyện xây dựng, củng cố lực lượng dân quân, công an các xã biên giới có số lượng phù hợp, đảm bảo chất lượng, thường xuyên huấn luyện và định kỳ diễn tập đối phó với các tình huống chiến tranh, với các âm mưu hoạt động gây rối, bạo loạn, lấn chiếm biên giới của bọn phản động và các thế lực thù địch, góp phần xây dựng hệ thống phòng thủ của tỉnh thành, huyện, xã vững mạnh, sẵn sàng cùng với nhân dân, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng vũ trang nhân dân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Hai là, Bộ đội Biên phòng phải làm tham mưu tích cực cho địa phương

trong việc phát triển sản xuất và đẩy mạnh sản xuất theo điều kiện và đặc điểm từng vùng.

Trong những n m vừa qua Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm từng bước thu hẹp dần khoảng cách về kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Việc làm đó được thể hiện thông qua hàng loạt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước như: Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/3/1998 của Thủ tướng Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng (Trang 81 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)