Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng (Trang 97 - 107)

Hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực (kinh tế, v n hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại), liên quan đến nhiều lực lượng và các cấp, các ngành; tiếp xúc với cả người trong nước và nước ngoài; quan hệ với lực lượng và chính quyền địa phương nước láng giềng; đấu tranh với nhiều loại đối tượng khác nhau; vừa thực thi và bảo vệ pháp luật Việt Nam, vừa thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Vì vậy, đòi hỏi Bộ đội Biên phòng không những phải nắm vững, mà còn phải biết vận dụng linh hoạt những quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các điều ước quốc tế có liên quan và thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự và đấu tranh chống tội phạm của Bộ đội Biên phòng trên khu vực biên giới.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bộ đội Biên phòng tiến hành 6 biện pháp công tác, đó là: Biện pháp vận động quần chúng, biện pháp trinh sát, biện pháp kiểm soát hành chính, biện pháp vũ trang, biện pháp công trình kỹ thuật và biện pháp đối ngoại biên phòng. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ

tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

3.2.2.1. Biện pháp vận động quần chúng

Bộ đội Biên phòng các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia phải thường xuyên tiến hành tuyên truyền vận động, giáo dục, hướng dẫn quần chúng tích cực tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG. Nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền vận động phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng dân tộc, kết hợp giữa nói và làm, “cầm tay, chỉ việc” để tuyên truyền giáo dục. Thực hiện tốt việc kết hợp giữa tuyên truyền vận động tập trung với tuyên truyền vận động riêng lẻ (đặc biệt chú ý đến các đối tượng là già làng, trưởng ấp, trưởng tộc, những người có uy tín, chức sắc trong dòng họ, dân tộc…); thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép với các buổi giao lưu v n hoá, khám chữa bệnh, từ thiện, thực hiện các chương trình, dự án phát triển KT-XH... để tuyên truyền vận động, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển KT-XH, xây dựng địa bàn khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Quan hệ chặt chẽ và làm tham mưu đắc lực cho cấp uỷ đảng, chính quyền xã biên giới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới. Tham gia và cùng với địa phương xây dựng các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cùng với các lực lượng ở khu vực biên giới thực hiện tốt công tác tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền đặc biệt nhằm xây dựng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia ổn định và phát triển.

Quán triệt tư duy mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, để nâng cao chất lượng hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của biện pháp trinh sát biên phòng, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Bộ đội Biên phòng các tỉnh tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia cần thực hiện tốt những nội dung, giải pháp sau đây:

+ Các đơn vị BĐBP cần tiếp tục triển khai một cách có hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật, cộng tác viên chủ động nắm chắc tình hình nội và ngoại biên. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Tổng cục 5 - Bộ Công an; Tổng cục - Bộ Quốc phòng, Quân báo Quân khu V, VII, IX, Bộ chỉ huy quân sự và Công an các tỉnh tuyến biến giới đất liền Việt Nam - Campuchia, nắm chắc âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, các loại đối tượng, như hoạt động của bọn tình báo, gián điệp, các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở Campuchia, ngụy quân, ngụy quyền, các tổ chức phản động Khmer Crôm, Tin Lành Đề Ga, Fulrô, hoạt động của các trại tỵ nạn ở Campuchia; các đường dây buôn lậu, vượt biên trái phép…

+ Làm tốt công tác phản gián, làm trong sạch địa bàn; quản lý chặt chẽ các cơ sở mà các cơ quan tình báo của nước ngoài có thể móc nối, cài cắm.

+ Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tiếp tục triển khai chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó đánh mạnh vào bọn tội phạm buôn bán, vận chuyển các chất ma túy, chất nổ, vũ khí, tiền giả, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới.... Gắn đấu tranh chống tội phạm ngoài xã hội với phòng ngừa, bảo vệ trong sạch nội bộ, coi trọng phát động quần chúng nhân dân phòng chống tội phạm. Trong đấu tranh phải nắm vững tư tưởng chỉ đạo: Giữ vững bên trong là chính, chủ động ng n chặn xâm nhập từ bên ngoài, tích cực tiến công liên tục kẻ địch và các bọn tội phạm; xử lý chặt chẽ các vụ việc, đảm bảo nguyên tắc, đúng người, đúng tội, đúng chính sách, đúng pháp luật, tranh thủ được sự

đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, tạo lợi thế về chính trị, ngoại giao, không để phát sinh các điểm nóng và sơ hở để kẻ địch lợi dụng chống phá.

+ Trực tiếp và kết hợp chặt chẽ với công an địa phương đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự ATXH… không để xảy ra các “điểm nóng” hoặc những sơ hở để địch và các đối tượng lợi dụng hoạt động phá hoại an ninh, trật tự xã hội ở khu vực biên giới.

3.2.2.3. Biện pháp kiểm soát hành chính

Các đơn vị BĐBP thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, đ ng ký, kiểm chứng đối với người, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh và qua lại biên giới tại các cửa khẩu, nơi mở ra cho nhân dân 2 bên qua lại biên giới theo quy định của pháp luật. Để góp phần chủ động, tích cực, có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia thời gian tới cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:

+ Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát hành chính có phẩm chất đạo đức, n ng lực chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm soát hành chính, giỏi về ngoại ngữ, tin học và kiến thức về công tác đối ngoại biên phòng. T ng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, duy trì thực hiện qui trình kiểm tra, giám sát biên phòng tại cửa khẩu theo đúng qui định.

+ Phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an và Bộ quốc phòng quản lý đối với người, phương tiện thường xuyên hoạt động, qua lại khu vực biên giới; kết hợp biện pháp hành chính công khai và bí mật để quản lý, lấy biện pháp trinh sát là chủ yếu; tập trung vào địa bàn trọng điểm, khu vực cấm, những đối tượng có nhiều hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh kinh tế...

+ Đầu tư trang bị phương tiện hiện đại, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, phong cách phục vụ v n minh, lịch sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

+ Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng nắm chắc tình hình, đấu tranh ng n chặn có hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán phụ nữ qua biên giới, buôn bán vũ khí, chất nổ, chất cháy, tội phạm ma tuý, buôn lậu gỗ, x ng dầu, thuốc lá... trái phép, giữ gìn an ninh trật tự, ATXH ở khu vực biên giới.

3.2.2.4. Biện pháp vũ trang

Biện pháp vũ trang là biện pháp dựa vào sức mạnh của các hoạt động quân sự, nhằm làm áp lực, trấn áp các hành động vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia, gây bạo loạn, lật đổ và dập tắt những hành động tiến công quân sự vào biên giới, hỗ trợ để tiến hành các biện pháp công tác biên phòng khác.

Cho nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cần phải nắm vững Quyết tâm, kế hoạch BVBG của mình, Ý định của cấp trên, Kế hoạch của địa phương và diễn biến tình hình thực tiễn tại các đơn vị BĐBP. Trực tiếp hoặc chủ trì phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng, quần chúng nhân dân tiến hành tuần tra, kiểm soát phát hiện, ng n chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ, BGQG, như xâm canh, xâm cư, vượt biên, xâm nhập trái phép, các hoạt động vi phạm quy chế biên giới, pháp luật về biên giới… Phối hợp với các lực lượng BVBG Campuchia tuần tra, kiểm soát bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới. Phối hợp với LLVT địa phương tham gia xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới, huấn luyện dân quân tự vệ, diễn tập phòng thủ khu vực… trên biên giới nhằm kịp thời ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

3.2.2.5. Biện pháp công trình kỹ thuật

Các đơn vị BĐBP tích cực, chủ động xây dựng, củng cố hệ thống công sự trận địa cơ bản ở các đồn, trạm biên phòng, hoàn chỉnh hệ thống đài quan sát, t ng cường phương tiện quan sát ban đêm kết hợp với phương tiện kỹ thuật

nghiệp vụ của cơ quan nghiệp vụ của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng để nắm tình hình thường xuyên trên hướng chủ yếu, địa bàn trọng điểm… Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố QP-AN như: xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông với làm đường tuần tra biên giới, đường cơ động với hệ thống thuỷ lợi, đường lâm nghiệp ở khu vực biên giới.

Bổ sung, thay thế và trang bị phương tiện nghiệp vụ đồng bộ, trang bị mới vũ khí chuyên dùng trong phòng, chống tội phạm, chống gây rối, gây bạo loạn, các phương tiện nghiệp vụ điều tra, quan sát, kiểm soát, tuần tra bảo vệ biên giới, các công cụ hỗ trợ… cho các đồn biên phòng trên hướng chủ yếu, địa bàn trọng điểm, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, gây rối, gây bạo loạn, tranh chấp, lấn chiếm biên giới.

3.2.2.6. Biện pháp đối ngoại biên phòng

Thường xuyên duy trì và thực hiện tốt các cuộc hội đàm, các buổi gặp luân phiên giữa BĐBP với lực lượng BVBG Campuchia để trao đổi tình hình, giải quyết, xử lý các vấn đề nảy sinh trên biên giới, như: tranh chấp, lấn chiếm biên giới, vượt biên, xâm nhập trái phép, trao trả người, đấu tranh phòng, chống tội phạm… Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa lực lượng BVBG và nhân dân các dân tộc hai bên biên giới, tiếp tục đẩy mạnh công tác kết nghĩa giữa lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương, thôn, ấp hai bên biên giới. T ng cường tuyên truyền, giáo dục nhân dân hai bên nâng cao nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, BGQG, về các điều ước quốc tế đã ký kết giữa Việt Nam và Campuchia, thực hiện tốt quy chế biên giới, pháp luật về BGQG của mỗi bên; xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết với nhân dân Campuchia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với Campuchia theo phương châm: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Công tác đối ngoại biên phòng là một trong các biện pháp công tác biên phòng, một nhiệm vụ rất quan trọng trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại biên phòng, cần nhận thức một cách đúng đắn vị trí, vai trò công tác đối ngoại, quán triệt và thực hiện linh hoạt sáng tạo các nội dung kể trên, sẽ góp phần thiết thực nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia trong tình mới.

Các biện pháp nghiệp vụ biên phòng tuy có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động với nhau, biện pháp này làm tiền đề hỗ trợ cho các biện pháp kia và ngược lại. Quá trình thực hiện, BĐBP các tỉnh tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Capuchia cần tiến hành đồng bộ và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp nghiệp vụ vào từng địa bàn, từng nội dung hoạt động… cho phù hợp, tạo nên sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.

Kết luận Chương 3

Trong những n m tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tình hình hoạt động của các đảng phái chính trị đối lập ở CPC đang đẩy mạnh chiến dịch tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc Hội Campuchia n m , có tác động trực tiếp đến quan hệ hai bên biên giới trong đó có vấn đề phân giới cắm mốc giữa Việt Nam - Campuchia. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch và các loại đối tượng sẽ triệt để lợi dụng vào quá trình hợp tác kinh tế, thương mại mậu dịch trên biên giới đất liền và tình hình phức tạp về chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước để tiến hành các hoạt động phá hoại trên nhiều lĩnh vực: an ninh, chính trị, kinh tế, v n hóa, xã hội… ở KVBG.

Trên cơ sở dự báo, phân tích tình hình trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia thời gian tới, luận v n đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước về BGQG trên đất liền Việt Nam - Campuhia của BĐBP. Trong đó, giải pháp chung được xác định là

giải pháp cơ bản nhằm kiến tạo sự đồng thuận, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, lực lượng và quần chúng nhân dân trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Giải pháp cụ thể có ý nghĩa then chốt, quyết định đến n ng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của BĐBP trong tình hình mới. Vì vậy, lực lượng BĐBP nói chung, Biên phòng các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp trên, không được xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa một giải pháp nào trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ để vừa làm tốt công tác quản lý vừa góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

KẾT LUẬN

Biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam - Campuchia là bộ phận cấu thành, không thể tách rời của BGQG nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là vấn đề hệ trọng của quốc gia, dân tộc, luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Những n m qua lực lượng Bộ đội Biên phòng đã vượt qua khó kh n, thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của Tổ quốc; kiên trì bám, nắm địa bàn, tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nhất là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về biên giới; tham mưu cho Đảng và Nhà nước, cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác bảo vệ biên giới, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh…

Tuy nhiên, cùng với những th ng trầm của lịch sử mối quan hệ Việt Nam –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)