Nội dung của quản lý nhà nước về thi đua, khenthưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh phú yên 2 (Trang 27 - 37)

- Thứ năm, tính kịp thời: Xuất phát từ khái niệm và mục đích của việc khen thưởng là sự ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công lao, thành tích nhằm

1.2.6. Nội dung của quản lý nhà nước về thi đua, khenthưởng

Theo Điều 90 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2013) quy định, nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng

Văn bản pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Đó là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về thi đua, khen thưởng; đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của nhân dân trong lao động, sản xuất, công tác, học tập, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Văn bản pháp luật tạo ra hành lang pháp lý để các cơ quan nhà nước căn cứ vào đó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; đồng thời để các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia thi đua và đón nhận những kết quả, phần thưởng xứng đáng. Hành lang đó tạo ra sự thống nhất trong công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp, các ngành. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể, văn bản pháp luật quy định các nội dung trọng tâm khác

nhau; hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ngày càng được hoàn thiện. Các văn bản pháp luật của Trung ương về thi đua, khen thưởng qua các thời kỳ (từ năm 1945 đến nay) gồm có:

- Văn bản pháp luật đầu tiên về thi đua, khen thưởng là Quốc lệnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký, ban hành trong cả nước vào ngày 26/01/1946 khi Quốc hội khóa I vừa được cử tri cả nước bầu ra chưa kịp họp. Quốc lệnh quy định hai vấn đề trọng yếu, đó là “thưởng và phạt” các tổ chức, cá nhân. Bác cho rằng “Trong một nước, “thưởng, phạt” phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”.

- Ngoài ra, trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1998, nhà nước đã ban hành 15 sắc lệnh (Sắc lệnh số 83-SL ngày 17/9/1947 về thành lập Viện Huân chương; Sắc lệnh số 195-SL ngày 01/6/1948 về thành lập Ban vận động thi đua ái quốc trung ương và cấp cơ sở, …), 6 nghị quyết, 5 pháp lệnh và nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị để tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Đây là giai đoạn đầu khi đất nước mới thống nhất nên các văn bản pháp luật thời kỳ này chủ yếu để hướng dẫn khen thưởng thành tích kháng chiến.

- Giai đoạn từ năm 1998 đến 2003, sau một thời gian dài công tác thi đua, khen thưởng “bị buông lỏng”, ngày 03/5/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới, trong đó tập trung vào các vấn đề cơ bản như: Làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng; đổi mới nội dung và hình thức thi đua - khen thưởng. Qua đó, tạo ra một bước

chuyển biến mạnh mẽ về chất trong lĩnh vực công tác thi đua, khen thưởng, … nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Từ năm 2003 đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Quốc hội đã thông qua Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định như: Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 (đã được thay thế bằng Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 01/7/2014, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định về tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng; Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày15/9/2005 quy định mẫu Huân chương, Huy hiệu, Bằng Huân chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen (đã được thay thế bằng Nghị định số 85/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014). Trên cơ sở quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, các địa phương, đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị. Qua đó, từng bước đưa Luật Thi đua, Khen thưởng từng bước đi vào cuộc sống, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

Chính sách về thi đua, khen thưởng là chủ trương của Đảng, các quy định của nhà nước về thi đua, khen thưởng và các biện pháp để thực hiện. Tùy từng giai đoạn lịch sử khác nhau, tùy đặc điểm tình hình thực tế tại các quốc gia, các địa phương, các ngành sẽ có chính sách khác nhau.

Tại Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, các chính sách về thi đua, khen thưởng tập trung vào các thành tích đạt được trong kháng chiến, mục đích vận động toàn dân tham gia kháng chiến, cứu nước. Quốc lệnh năm 1946 quy định 10 điểm thưởng như sau: Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng; Ai lập được quân công sẽ được thưởng; Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng; Ai ra trận can đảm phi thường sẽ được thưởng; Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng; Ai làm được việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục sẽ được thưởng; Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ được thưởng; Ai bắt được kẻ phản quốc sẽ được thưởng; Ai liều mình vì việc công sẽ được thưởng; Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng. Sắc lệnh 216/SL ngày 20/8/1978 của Chủ tịch nước đặt ra Huân chương kháng chiến để“thưởng những người Việt Nam bất cứ là nhân viên giúp việc trong các cơ quan Chính phủ hay là dân chúng hoặc những đoàn thể có công với Quân đội hoặc các tổ chức Quốc phòng và Kháng chiến”.

Kể từ khi Luật Thi đua, Khen thưởng ra đời năm 2003 đến nay, các chính sách về thi đua, khen thưởng của nhà nước cơ bản đáp ứng được yêu cầu động viên các tập thể, cá nhân hăng hái thi đua, lập thành tích. Các chính sách có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng

Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng là việc làm cho các cấp, các ngành và nhân dân tiếp cận được các quy định về thi đua, khen thưởng nhằm đưa các quy định dần đi vào đời sống xã hội. Chỉ thị 34-CT/TW ngày 01/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng khẳng định, để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp “Tiếp tục quán triệt,tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nướccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Thi đua, Khen thưởng. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế”. Đồng thời Bộ Chính trị cũng giao trách nhiệm cụ thể như sau:

- Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng, Bộ Thông tin và Truyền thông lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tăng thời lượng tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị cấp tỉnh thực hiện việc đưa vào chương trình giảng dạy đường lối, chủ trương của Ðảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng.

- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương khẩn trương kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp nhằm tạo sự thống nhất, ổn định từ Trung ương đến địa phương. [5, tr.3]. Điều 12, 13 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2013) quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Tuyên truyền, động viên các thành viên của mình và tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua, khen thưởng”.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng có vị trí quan trọng trong việc đưa các quy định về thi đua, khen thưởng vào cuộc sống, do đó rất cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị khi tiến hành công tác thi đua, khen thưởng phải thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ này có yêu cầu, đối tượng, nội dunng cụ thể khác nhau.

Đối với cấp Trung ương, Nhà nước có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật, đồng thời có sự hướng dẫn cách tổ chức, biện pháp thực hiện các quy định đó. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp trong cả nước thống nhất thực hiện và hành động.

Đối với địa phương gồm cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở quy định của Trung ương, tùy theo đặc điểm tình hình của từng địa phương có kế hoạch tuyên truyển, phổ biến và hướng dẫn thực hiện. Việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như thông qua kênh truyền thông báo chí, truyền thông xã hội, các hội nghị tập huấn, hội nghị chuyên đề, … Tương tự, cấp huyện, cấp xã cũng có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sao cho tất cả các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội nghề nghiệp, các đoàn viên, hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân được tiếp cận quy định pháp luật. Từ đó sẽ tạo ra được sự thống nhất nhận thức và hành động trong cả nước đối với các quy định về thi đua, khen thưởng. Có như vậy, thi đua, khen thưởng mới thật sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng

Đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng quyết định việc thực thi các văn bản pháp luật, các chính sách về công tác thi đua đúng, đạt hiệu quả.

Nhà nước, các cấp chính quyền ở địa phương muốn quản lý tốt công tác thi đua, khen thưởng trước hết phải có bộ máy thống nhất, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác thi đua, khen thưởng. Để có đội ngũ cán bộ tốt thì phải đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ cả về phẩm chất lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Bồi dưỡng về chính trị là để nâng cao sự hiểu biết, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quan điểm chỉ đạo phong trào thi đua, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng trên cơ sở đó nâng cao về năng lực tổ chức phong trào thi đua yêu nước và phẩm chất đạo đức trung thực, khách quan để làm tốt nhiệm vụ được giao.

trong công tác quản lý của nhà nước về thi đua, khen thưởng. Nhà nước muốn quản lý công tác thi đua, khen thưởng tốt thì đội ngũ công chức,viên chức, người lao động làm công tác thi đua phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ và phẩm chất, đạo đức thực thi công vụ.

Nếu như công chức,viên chức, người lao động làm công tác thi đua, khen thưởng từ Trung ương đến địa phương không được qua đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên thì công tác tham mưu, đề xuất sẽ không đạt hiệu quả, phong trào thi đua không trở thành động lực để thúc đẩy hoạt động. Những người làm công tác thi đua, khen thưởng phải dày công nghiên cứu chủ trương, chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trước mắt và lâu dài, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phải mạnh dạn bỏ đi những bất cập, thực trạng, những gì không còn phù hợp, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ theo nhu cầu, mục tiêu của xã hội trong tình hình mới.

Công chức, viên chức, người lao động làm công tác thi đua, khen thưởng có chức năng tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,… Để giúp Lãnh đạo của Đảng và sự quản lý nhà nước đối với phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng tiến hành một cách khoa học, đảm bảo thực hiện thông suốt trong ngành về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Thứ năm, sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng

đua khen thưởng nói riêng. Công tác sơ kết, tổng kết là việc làm thường xuyên trong hoạt động nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện trong thời gian qua, những việc đã làm được và chưa được để có giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn, đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Đối với lĩnh vực thi đua, khen thưởng, bên cạnh việc đánh giá các kết quả đạt được, việc sơ kết, tổng kết còn biểu dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt, những mô hình hay, cách làm mới. Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 01/4/2014, Bộ Chính trị yêu cầu “Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh phú yên 2 (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)