Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh phú yên 2 (Trang 89 - 91)

- Thứ năm, tính kịp thời: Xuất phát từ khái niệm và mục đích của việc khen thưởng là sự ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công lao, thành tích nhằm

3.2.1. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục

thưởng trong lĩnh vực giáo dục

Trước hết là việc tổ chức học tập quán triệt nội dung Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính Trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng và các văn bản pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là Luật sửa đổi bổ sung và văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, của ngành giáo

dục đến toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên. Thủ trưởng các đơn vị cần xác định trách nhiệm của mình trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng ở đơn vị. Căn cứ vào Chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và đào tạo, phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, phương hướng nhiệm vụ cụ thể của đơn vị để tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thi đua trong toàn ngành gắn với thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Thực chất công tác thi đua, khen thưởng phải được tiến hành song song với công tác chuyên môn, lấy kết quả chuyên môn làm các tiêu chí thi đua. Nội dung thi đua cần bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương trong từng giai đoạn. Vận dụng nhiều hình thức thi đua phong phú, đa dạng, sáng tạo; xây dựng các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, lồng ghép các phong trào cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, địa phương, cơ sở giáo dục. Sau mỗi đợt thi đua cần phải có sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhân tố điển hình để nhân rộng toàn ngành học tập.

Trong giai đoạn hiện nay cần gắn kết các phong trào thi đua của ngành giáo dục với việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị. Làm cho các phong trào thi đua trong ngành giáo dục thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua. Coi trọng việc phát hiện, xây dựng điển hình và có nhiều hình thức, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục.

Ngành giáo dục và đào tạo cần coi trọng song hành công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, điều này sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà. Thực tế chứng minh nếu không coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng dẫn đến công tác thi đua, khen thưởng sẽ mang tính hình thức và quản lý nhà nước về công tác này sẽ không mang lại hiệu quả. Do vậy phải luôn chú ý đến việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng để công tác này ngày càng thực chất, tạo ra động lực thúc đẩy mọi người cùng nhau cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà nói riêng..

3.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh phú yên 2 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)