Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh phú yên 2 (Trang 98 - 101)

- Thứ năm, tính kịp thời: Xuất phát từ khái niệm và mục đích của việc khen thưởng là sự ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công lao, thành tích nhằm

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen

tục hành chính trong việc thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng

Trong công tác quản lý nhà nước, ở bất kỳ hoạt động lĩnh vực nào, cũng cần thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm tạo sự công bằng, khách quan trong mọi lĩnh vực nói chung và công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Bên cạnh đó, mục đích chính của công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc của cơ sở, những tiêu cực để có biện pháp hướng dẫn, khắc phục và đồng thời có giải pháp ngăn ngừa trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một nội dung rất quan trọng của quản lý nhà nước, vì đã quản lý dù ở lĩnh vực nào cũng phải kiểm tra đánh giá tổng kết. Đây là mặt còn hạn chế của công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian vừa qua, do vậy cần tăng cường công tác này để kịp thời nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới.

Tạo điều kiện và huy động sự tham gia của xã hội vào giám sát thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong công tác thi đua, khen thưởng; công khai trình tự, thủ tục khen thưởng; tăng cường trách nhiệm giải trình khi tiếp nhận kiến nghị từ hoạt động giám sát xã hội.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ phong trào thi đua, hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân, đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng thành tích, kịp thời phát hiện bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến để phong trào thi đua thật sự có ý nghĩa, là động lực cho mỗi cá nhân, tập thể phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra về thi đua, khen thưởng.

Những nội dung chủ yếu trong thanh tra, kiểm tra, giám sát về thi đua đua, khen thưởng đó là: Việc quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành; tổ chức triển khai phong trào thi đua và tiến hành công tác khen thưởng có đúng quy định, chính sách, đối tượng, kịp thời, chính xác và có những biểu hiện tiêu cực không.

Hình thức thanh tra, kiểm tra cần được đổi mới, có sự kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ với việc thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng. Trong trường hợp cần thiết có thể thanh tra, kiểm tra chuyên đề về thi đua, khen thưởng nhằm đánh giá sâu hơn, hiệu quả hơn công tác này. Hàng năm ngành giáo dục cần xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra chung, trong đó phải có nội dung thanh tra, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng đây là một nội dung quản lý nhà nước của ngành. Ngoài các cuộc thanh tra của ngành, Sở Giáo dục phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của tỉnh (Ban Thi đua- Khen thưởng, Sở Nội vụ) để tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao, kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại để tìm ra những giải pháp khắc phục nhằm tổ chức triển khai thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới.

Thanh tra công tác thi đua, khen thưởng trở thành cần thiết trong hoạt động quản lý là vì:

- Những kế hoạch, chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng dù có đúng đắn và phù hợp với thực tiễn đến mấy cũng có thể không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh nếu không có thanh tra, kiểm tra các nhà quản lý và các đối tượng thừa hành đều có thể mắc sai lầm và do đó, công

tác Thanh tra công tác thi đua, khen thưởng cho phép phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính các vi phạm trước khi nó trở thành nghiêm trọng.

- Thanh tra công tác thi đua, khen thưởng phát hiện những sai sót, bất hợp lý của những kế hoạch, chính sách, pháp luật và biện pháp quản lý đang được triển khai và nhờ đó chính các chủ thể quản lý cũng có điều kiện để xem xét lại mình nhằm tìm ra biện pháp, cơ chế, chính sách quản lý cho phù hợp. Như vậy, thanh tra, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng giúp cho công tác thi đua, khen thưởng luôn luôn được đổi mới, làm cho chất lượng công tác thi đua, khen thưởng được nâng lên.

- Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố cấu thành luôn luôn vận động, để các biện pháp quản lý, chính sách quản lý phát huy được hiệu quả thì chính nó phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Hoạt động thanh tra công tác thi đua, khen thưởng góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo những vấn đề sẽ phát sinh để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Do đó, thanh tra, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng giúp cho công tác thi đua, khen thưởng theo sát và đối phó một cách kịp thời với sự thay đổi của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội.

- Thanh tra về công tác thi đua, khen thưởng còn góp phần mở rộng dân chủ, đẩy lùi tệ nạn, thói quan liêu, cửa quyền, củng cố quyền lực của bộ máy nhà nước.

Nói tóm lại, hoạt động của thanh tra, kiểm tra về thi đua, khen thưởng đóng góp rất lớn trong việc phòng, chống vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội trong công tác thi đua, khen thưởng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến quy trình, thủ tục, hồ sơ khen thưởng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về công tác thi đua,

sơ khen thưởng phục vụ nhu cầu khai thác, tra cứu thông tin về khen thưởng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh phú yên 2 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)