Hệ thống Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên tác động đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh phú yên 2 (Trang 46 - 56)

- Thứ năm, tính kịp thời: Xuất phát từ khái niệm và mục đích của việc khen thưởng là sự ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công lao, thành tích nhằm

2.1.3. Hệ thống Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên tác động đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Tính đến hết năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 450 trường học với 193.902 học sinh và 03 trung tâm cấp tỉnh. Cụ thể:

- Bậc Mầm non: 141 trường với 36.020 học sinh/1.329 lớp

- Cấp Tiểu học: 169 trường với 71.408 học sinh/2.922 lớp

- Cấp Trung học cơ sở: 107 trường (trong đó: 03 trường phổ thông dân tộc nội trú; 01 trường phổ thông dân tộc bán trú, 03 trường TH-THCS với 56.300 học sinh/1.722 lớp

- Cấp Trung học phổ thông: có 33 trường (trong đó 01 trường chuyên, 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú, 07 trường THCS-THPT và 01 trường tiểu học – THCS – THPT và 23 trường THPT) với 30.174 học sinh/798 lớp.

- Giáo dục thường xuyên: có 03 trung tâm, trong đó: 01 Trung tâm GDTX, 01 Trung tâm Kỹ thuật, Tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh và 01 Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Phú Yên.

Tính đến hết năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 175/450 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 38,89% (tăng hơn cùng kỳ năm trước 3,2%). Trong đó:

- Có 42/141 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 29,8%. - Có 83/169 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 49,1%.

- Có 04/33 trường THPT đạt chuẩn quốc gia tỷ lệ 12,1%.

Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên toàn ngành: 12.293 người. Trong đó CBQL: 1.139 người. Tổng biên chế Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý là 2.273 người (trong đó công chức 46 người; viên chức 2227 người).

- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn không ngừng được nâng cao, trong đó có những tỉ lệ đã vượt kế hoạch đặt ra đến năm 2020 theo Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thể:

+ Bậc mầm non: tỉ lệ đạt chuẩn là 98,2%, trên chuẩn: 78,2%. + Cấp Tiểu học: tỉ lệ đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn: 92,17%.

+ Cấp THCS: tỉ lệ đạt chuẩn là 99,91%, trên chuẩn: 67,47%. + Cấp THPT: tỉ lệ đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn: 12,25%.

Qua đó, đảm bảo được chất lượng giảng dạy trong tình hình mới. Các trường đã thực hiện tốt các mặt hoạt động, giáo dục đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tỷ lệ học sinh khá giỏi các cấp và tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đậu đại học, cao đẳng ngày càng tăng.Những thành tích đạt được khẳng định sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của các đơn vị trường học, của của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục góp phần cùng với toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác tổ chức, quản lý của các cơ sở giáo dục chưa thật sự đi vào chiều sâu, chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục. Tư duy về chỉ đạo giáo dục trong một bộ phận cán bộ quản lý còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh. Năng lực thực

hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số giáo viên không đồng bộ với trình độ chuyên môn.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng văn hóa nhà trường và môi trường học đường lành mạnh còn nhiều khó khăn, một phần bởi sự tác động phức tạp của các tệ nạn xã hội bắt nguồn từ đời sống kinh tế - xã hội phức tạp bên ngoài.

Những đặc điểm trên đã tác động đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Có thể nêu một ví dụ:

Một trong những tiêu chuẩn đánh giá đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh với tiêu chuẩn 2 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý của các trường thuộc tỉnh (bao gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), Giám đốc và Phó Giám đốc sở, việc đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ do Thủ trưởng cấp trên trực tiếp đánh giá, phân loại, và thời gian thực hiện việc đánh giá, phân loại là cuối năm tài chính hàng năm. Nhưng việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua từng đơn vị, lựa chọn, bình xét danh hiệu thi đua cho các cá nhân được thực hiện ngày sau khi kết thúc năm học (tháng 6 hàng năm), vì vậy tạo nên sự chênh lệch về mặt thời gian giữa hai đối tượng được bình xét.

Để khắc phục thực trạng trên, Ban Thi đua – Khen thưởng đã áp dụng linh hoạt quy định của Nhà nước trong sử dụng kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà trường của năm tài chính trước để bình xét danh hiệu thi đua năm học cho năm kế tiếp liền kề.

Hiện nay, toàn ngành giáo dục Phú Yên có 43 Cụm, Khối thi đua từ bậc học mầm non đến phổ thông. Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên quản lý 6 khối thi đua thuộc các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, Trung học phổ thông và các đơn vị trực thuộc Sở; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quản lý các cụm, khối tại địa phương theo phân cấp quản lý [31, tr.13].

Phong trào thi đua phát triển chưa thống nhất tại các đơn vị, cơ sở giáo dục, còn mang tính hình thức, hiệu quả mang lại chưa cao, khen thưởng chưa kịp thời, do đó chưa động viên được toàn thể công chức, viên chức, người lao động tích cực tham gia hăng hái thi đua lập thành tích xuất sắc trong mỗi phong trào.

Gương điển hình tiên tiến chưa được phổ biến nhân rộng. Do đó chưa có sức lan tỏa mạnh của ngành trong thời gian qua.

Công tác hướng dẫn Quy chế hoạt động thi đua khối, cụm trong từng năm học đến các cơ sở giáo dục chưa được cụ thể, rõ ràng về nội dung thi đua như: tiêu chí, tiêu chuẩn chưa cụ thể hóa, còn mang nhiều định tính, ít định lượng; công tác bình bầu, suy tôn còn thiên về tình cảm, cảm tính; kết quả chưa thể hiện được tập thể xuất sắc nhất trong khối, đa số trưởng khối đạt danh hiệu Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tại các Trường học phần lớn Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng. Do cùng lúc phải đảm trách nhiều công việc nên hiệu quả chức năng tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường về phong trào thi đua chưa được sâu, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng thường niên còn hạn chế về quy trình, báo cáo thành tích phải chỉnh sửa nhiều lần, không đảm bảo thời gian quy định, chưa tham mưu tốt đối với lãnh đạo nhà trường về tổ chức và thực hiện các phong

trào thi đua tại đơn vị.

Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua còn mang nặng tính hình thức, chưa mạnh dạn đánh giá những hạn chế, bất cập tại đơn vị. Một số cơ sở giáo dục xem nhẹ việc tổ chức phát động phong trào thi đua; một số công chức, viên chức, người lao động không quan tâm đến danh hiệu thi đua, cũng như hình thức khen thưởng, từ đó tác động không nhỏ đến phong trào thi đua, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

Số lượng khen thưởng không đồng đều giữa cán bộ quản lý giáo dục so với tỷ lệ giáo viên, nhân viên. Trong thời gian qua, đối tượng khen thưởng danh hiệu cao chủ yếu là cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn, số lượng khen thưởng hạn chế đối với giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên phục vụ.

2.1.4. Cá ch thức tổ chức, triển khai thi đua, khen thưởng của ngành Giáo dục Phú Yên. Giáo dục Phú Yên.

Trong giai đoạn từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018 toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên đã quán triệt việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Chỉ thị số 34 -CT/TU ngày 30/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 05/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về Phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, với Chủ đề “Phú Yên đoàn kết, sáng tạo, tích cực thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Ban Thi đua –Khen thưởng, Sở Nội vụ xây dựng Chương trình, Kế hoạch chung về thực hiện công tác thi đua, khen

Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa thành Kế hoạch triển khai công tác thi đua, khen thưởng của ngành, do đặc thù thực hiện nhiệm vụ chính trị theo năm học, ngành giáo dục đã cụ thể hóa việc tổ chức phát động các phong trào thi đua, công tác khen thưởng gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của năm học. Cùng với việc tổ chức Hội nghị triển khai năm học, ngành đã triển khai văn bản hướng dẫn việc đăng ký các danh hiệu thi đua, ban hành tiêu chí đánh giá, chấm điểm thi đua hàng năm đảm bảo chặt chẽ, công khai, Công văn chỉ đạo toàn ngành thực hiện công tác thi đua khen thưởng như: Tổ chức tổng kết và ký kết giao ước thi đua của 6 khối thi đua trực thuộc Sở và Khối thi đua thuộc 9 huyện thị xã, thành phố tổ chức tổng kết và ký kết giao ước thi đua của 37 Cụm, Khối thuộc 9 huyện thị xã, thành phố; công văn liên tịch giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua năm học; Kế hoạch phát động phong trào thi đua yêu nước hàng năm; Kế hoạch tổ chức phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh; Kế hoạch về xây dựng nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2016-2020; Công văn về việc đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, “Xanh – Sạch –Đẹp”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”; các cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học yếu”, Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”… khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm và thiết kế đồ dùng dạy học nhằm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giáo dục. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành. Tập thể và cá nhân được khen thưởng đã và đang phát huy tốt, có

ảnh hưởng trong toàn ngành. Công tác tuyên truyền các điển hình tiên tiến đã được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú góp phần nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Ngoài các phong trào thi đua do cấp trên phát động. Ngành còn phát động các phong trào và các cuộc vận động thi đua riêng gắn liền với tình hình đặc điểm của ngành như: phong trào lập thành tích chào mừng kỷ niệm Ngày “Nhà giáo Việt Nam”; phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học yếu”. Các phong trào và cuộc vận động trên được công chức, viên chức, người lao động và học sinh toàn ngành hưởng ứng mạnh mẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị nói riêng và toàn ngành nói chung.

Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bài học, trao đổi trực tuyến (truonghocketnoi.edu.vn), chú ý dạy học phân hóa ngay từ đầu năm; thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá. Nhà trường cần lập danh sách các học sinh có năng lực hạn chế (học lực yếu, kém), học sinh có nguy cơ bỏ học, tổ chức phụ đạo linh hoạt để động viên, khuyến khích học sinh đến trường; phân công giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cùng có biện pháp hỗ trợ.

Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” thông qua phong trào toàn ngành tiếp tục khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy, giáo dục,

sinh trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp; phát hiện, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới tiêu biểu trong dạy và học, từ đó nhân rộng, tạo bước chuyển biến mới, rõ rệt trong từng cơ quan, đơn vị.

Cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học yếu”. Thông qua cuộc vận động toàn ngành đã giúp đỡ hàng ngàn học sinh có nguy cơ bỏ học được tiếp tục đến lớp, tổ chức hàng ngàn tiết phụ đạo miễn phí, cùng nhiều đồ dùng học tập, quần áo, xe đạp, máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Toàn ngành đã triển khai và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; chủ động phát hiện, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính xác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

2.1.5. Giá tri ̣, hiê ̣u quả, tính thực chất của nội dung, phong trào thi đua đua

Vào dịp đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Qua kết quả kiểm tra và báo cáo của các đơn vị cho thấy, hầu hết các đơn vị đều thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt đầu tuần và thực hiện mỗi tuần đọc một mẩu chuyện về Bác, tích hợp trong việc dạy học các bộ môn, nhất là các bộ môn Khoa học xã hội; lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, nâng cao chất lượng và

hiệu quả công tác, chất lượng giáo dục. Đồng thời ban hành công văn phát động phong trào thi đua yêu nước theo từng năm học.

Toàn ngành triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân và tập thể qua các phong trào: Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”; phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào thi đua “Dân vận khéo”; phong trào “Toàn dân bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh phú yên 2 (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)