Tổ chức bộ máy thực hiện giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện giảm nghèo bền vững

Để làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững, nhất thiết cần phải có tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn và kỹ năng tốt.

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện giảm nghèo bền vững

(Nguồn: Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020)

Bộ máy làm công tác giảm nghèo bền vững được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ thống nhất quản lý chung, giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì, chỉ đạo thực hiện các Chương trình giảm nghèo, phối hợp với các bộ ban ngành liên quan để tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của các

Chính phủ/ Phó thủ tưởng

Ban chỉ đạo trung ương về giảm nghèo bền vững Bộ kế hoạch và đầu tư Bộ tài chính Bộ LĐTBXH (Văn phòng quốc

gia giảm nghèo)

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Bộ, ngành khác liên quan UBND tỉnh UBND huyện UBND xã BCĐ giảm nghèo cấp tỉnh

BCĐ giảm nghèo cấp huyện

Chương trình…. Chính phủ phân công nhiệm vụ và quyền hạn cho từng Bộ ngành trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững gắn với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại địa phương, cụ thể:

+ Ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trách nhiệm thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương, lập kế hoạch và lồng ghép các hoạt động giảm nghèo bền vững, phê duyệt các kế hoạch, dự án giảm nghèo bền vững thuộc thẩm quyền; huy động và quản lý kinh phí, điều phối và chỉ đạo thực hiện các hoạt động giảm nghèo tại địa phương với sự tham mưu hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch đầu tư, Ban dân tộc và các sở ban ngành liên quan.

+Ở cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện chủ trì, chỉ đạo phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện quản lý công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương; thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, đánh giá đúng thực trạng nghèo, phân tích nguyên nhân nghèo để đề xuất các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn quản lý.

+ Ở cấp xã: Ủy ban nhân dân xã là đầu mối thực hiện các kế hoạch, dự án giảm nghèo bền vững; huy động sự tham gia của nhân dân vào việc thực hiện giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 31)