7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của một số
huyện trong nước
1.4.2.1. Tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Hưng Nguyên là huyện nằm ở vị trí phía Nam của Tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc; phía Đông giáp thành phố Vinh; phía Tây giáp huyện Nam Đàn; phía Nam giáp huyện Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh; là địa phương có nhiều đặc điểm kinh tế xã hội tương đương giống huyện Nghi Lộc. Diện tích tự nhiên là 16.533ha, trong đó đất canh tác 7.421 ha, đất phi nông nghiệp: 6.982 ha.
Là huyện không có nhiều khoáng sản nhưng đất canh tác màu mỡ, phì nhiêu, dồi dào về đất, đá xây dựng; có sông, kênh đào, giao thông lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa; có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp nhưng lại rất khó khăn để phát triển quy mô lớn về một lĩnh vực nào đó do sự đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng cũng như những điều kiện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Những năm qua, cấp ủy chính quyền huyện Hưng Nguyên đã quyết liệt thực hiện các chính sách giảm nghèo, xác định giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ những khó khăn về tỉ lệ hộ nghèo chiếm 1/5 dân số, thiếu đói mùa giáp hạt; một số gia đình con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, thiếu đất sản xuất, nhà ở không đảm bảo nay đã trở thành một trong những giảm nghèo hiệu quả,tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,84% năm 2010 xuống còn 4,93% năm 2017, 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, tiếp cận các dịch vụ y tế; 308 lượt hộ nghèo được vay vốn sản xuất kinh doanh, nhiều hộ được tiếp cận nguồn vốn nước sạch, xây dựng nhà ở, học sinh sinh viên….
Qua đó, có thể rút ra một số bài học trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Hưng Nguyên như sau:
-Sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền huyện thông qua việc xây dựng các nghị quyết quan trọng, cụ thể hóa thành các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể; nhận thức một cách sâu sắc rằng giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ của toàn dân; Thành lập ban chỉ đạo từ cấp huyện đến cấp xã theo dõi sát sao, đầy đủ quá trình giảm nghèo; thực hiện ký cam kết giảm nghèo giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện với Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn; giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã với các khối, xóm..; Lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung triển khai đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế;
án… để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, đảm bảo cho hộ nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản.
-Tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, tập huấn, nêu gương để thay đổi nhận thức của cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo và của nhân dân, nhất là đối với người nghèo không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước mà cần phải, tích cực chủ động vận dụng sự hỗ trợ để thoát nghèo.
-Thực hiện rà soát hộ nghèo, đảm bảo theo đúng quy định, tiêu chuẩn đặt ra; phân loại đánh giá hộ nghèo khách quan, chính xác để có chính sách hỗ trợ phù hợp để thoát nghèo. Xác định đây là một khâu quan trong, có vai trò quyết định thành công trong công tác giảm nghèo tại địa phương
1.4.2.2. Tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Kỳ Anh là một huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh, là huyện có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương được quan tâm triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo còn 2,04%, không còn hộ đói; đã xây dựng và nhân rộng được một số mô hình điển hình về xóa đói giảm nghèo, trong đó có mô hình xóa đói giảm nghèo theo hướng tự cứu là mô hình có nhiều giá trị vận dụng đặc biệt rất có giá trị vận dụng ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An - một địa phương có nhiều điều kiện tương đồng với huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1993, Huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác xóa đói giảm nghèo. Bắt tay vào công việc với đầy khó khăn, Huyện tiến hành tổng điều tra mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn của địa phương. Từ những kinh nghiệm đúc rút được, Huyện tập trung nhiều nguồn lực, tạo điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăn cho nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh
việc nhân rộng mô hình, biểu dương các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi trong Huyện.
Chính quyền huyện Kỳ Anh đã nhận thức sâu sắc công cuộc xóa đói giảm nghèo là phải biết phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, mở rộng ngành nghề, đồng thời tranh thủ tốt sự hỗ trợ, đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài. Từ đó, Kỳ Anh đã xây dựng cụ thể các chương trình, mục tiêu, xác định rõ các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở thế mạnh của từng vùng: Vùng đồng bằng ven quốc lộ 1A tập trung thâm canh lúa, phát triển dịch vụ sau thu hoạch và chăn nuôi lợn; vùng núi phát triển kinh tế vườn đồi, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi trâu bò; vùng ven biển khai thác thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các tổ hợp, cơ sở chế biến; vùng trung tâm phát triển các ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp gắn với khu công nghiệp cảng biển Vũng Áng. Triển khai các chính sách xét miễn giảm thuế nông nghiệp cho gần 17.000 lượt hộ nghèo, miễn giảm học phí cho 8.150 học sinh là con em các hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 7.000 hộ. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 5,5 triệu đồng/ tháng, các hoạt động văn hoá, giáo dục có nhiều chuyển biến, an ninh quốc phòng đuợc giữ vững ổn định.
Điểm nổi bật trong công tác giảm nghèo tại Kỳ Anh là việc giải quyết hai nguyên nhân cơ bản của đói nghèo là thiếu hiểu biết và thiếu vốn. Cùng với hoạt động tín dụng ưu đãi cung cấp vốn sản xuất kinh doanh cho người nghèo là hoạt động truyền thụ kiến thức, nâng cao hiểu biết để người nghèo tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững.
Mô hình này, ngoài việc cung cấp vốn, kiến thức cho người nghèo còn giúp cho người nghèo tham gia vào hoạt động của cộng đồng, từng bước nâng cao khả năng giao tiếp xã hội, làm chủ cộng đồng cho người nghèo nói riêng và cho người dân nói chung.
thoát nghèo; trong tổ chức thực thi chính sách tín dụng ưu đãi người nghèo cần phối kết hợp chặt chẽ hoạt động cho vay vốn với các hoạt động truyền thụ kiến thức, nâng cao hiểu biết để người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững và giúp họ chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng