7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững được thành lập riêng biệt dưới sự điều hành của UBND huyện. Giao Phòng Lao động- Thương binh và xã hội là cơ quan thường trực, cử 01 công chức chuyên trách phụ trách tham mưu, theo dõi, tổng hợp.
Ban chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện có 14 thành viên, do ông/ bà Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn hóa – xã hội làm Trưởng ban, có 2 Phó Ban trong đó Trưởng phòng Lao động Thương binh và xã hội làm Phó ban thường trực, các thành viên còn lại là đại diện trưởng các phòng, ban ngành và các tổ chức đoàn thể. Ban chỉ đạo có một tổ chuyên viên giúp việc gồm 05 người do Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh và xã hội làm tổ trưởng.
UBND huyện phân công, xác lập trách nhiệm cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Y tế, Ngân hàng chính sách; ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có sự phân công lĩnh vực, địa bàn, quyền lợi và trách nhiệm cụ thể cho các thành viênđể thực sự bám cơ sở chỉ đạo, đồng thời thể hiện tính tập trung thống nhất trong quá trình thực hiện các nội dung giảm nghèo.
Chỉ đạo UBND xã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện thực hiện công tác giảm nghèo bền vững cấp xã, các thành viên cơ cấu như cấp huyện do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, bộ phận Thường trực do công chức văn hóa chính sách phụ trách đảm nhiệm, thành viên là các Công chức chuyên môn và các tổ chức đoàn thể. Ban chỉ đạo có trách nhiệm triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã.
Có thể thấy, chính quyền huyện đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Ban chỉ đạo đã có sự phân công rõ trách nhiệm, đồng thời có cơ chế phối hợp giữa các phòng ngành liên quan trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch và chính sách giảm nghèo. Tuy nhiên các thành viên hoạt động trên cơ sở kiêm nhiệm
chức vụ nên chưa chủ động phát huy vai trò và trách nhiệm của ngành, đơn vị mình trong phối hợp hoạt động giảm nghèo bền vững theo hệ thống gắn với từng địa phương cơ sở; nhiều nơi chưa thực hiện tốt chức năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho cấp Ủy và chính quyền, còn nặng về công tác quản lý, điều hành theo nghiệp vụ chuyên môn nên còn cứng nhắc, không chịu thay đổi. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế hỗ trợ cho các thành viên kiêm nhiệm nên chưa tạo được động lực, tâm huyết để thực hiện vai trò của mình.
2.2.3. Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
2.2.3.1. Nguồn lực tài chính
Trong các nguồn lực tài chính thực hiện giảm nghèo bền vững, nguồn vốn Nhà nước giữ vai trò quyết định, do đó huyện luôn ưu tiên, phát huy các nguồn vốn của Trung ương, của Tỉnh, bố trí đối ứng kịp thời nguồn ngân sách huyện để thực hiện, trong đó ưu tiên cho các địa bàn nghèo.
Giai đoạn 2015 - 2019, tổng nguồn vốn bố trí cho thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện là 456.357 triệu đồng, trong đó, Ngân sách Trung ương và tỉnh là 443.105 triệu đồng (chiếm 97,1%); vốn ngân sách huyện 7.780 triệu đồng, còn lại 4.446 triệu đồng là vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, cộng đồng và vốn từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác.
Nguồn vốn từ các Chương trình, dự án từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được đầu tư triệt để, đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn, xã miền núi.
Hàng năm trên đề nghị của Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững các cấp. UBND huyện đã phân bổ nguồn kinh phí đối tứng cho các họat động như công tác thanh tra, kiểm tra; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảm nghèo; kinh phí tổ chức các hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
khác trên địa bàn. Tuy nhiên, do nguồn thu ngân sách hằng năm không đủ chi nên nguồn đầu tư cho các chính sách giảm nghèo còn ít.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo bền vững, huy động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và chính bản thân hộ nghèo trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Các nguồn vận động như Quỹ “Vì người nghèo”, nguồn hỗ trợ từ các tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các phong trào của phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, thanh niên, đã góp phần rất lớn cùng với Nhà nước bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo, các đoàn thể còn phát động nhiều phong trào thi đua, nhận đỡ đầu, giúp đỡ hộ nghèo về nhiều mặt và đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả như hỗ trợ phương tiện, công cụ sản xuất, buôn bán nhỏ, trợ giúp học tập, y tế.
Ngoài ra, một số ngành và địa phương đã tổ chức lồng ghép tốt hoạt động, kinh phí giữa các chương trình, dự án với Chương trình giảm nghèo bền vững, đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới, việc làm và dạy nghề, ứng phó với biến đổi khí hậu,... với hơn 30 công trình được xây dựng, sửa chữa với tổng kinh phí 64.623 triệu đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư giao thông, trường học, trạm y tế và công trình phúc lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, phát triển sản xuất, giảm dần khoảng cách giữa các vùng nông thôn nhằm góp phần giảm nghèo bền vững.
Nhìn chung, các nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo đã được chú trọng, nhưng chưa đảm bảo để thực hiện các chính sách đồng bộ, nhất quán. Chủ yếu phụ thuộc vào sự phân bổ của Trung ương và của Tỉnh nên rất bị động trong việc triển khai các chính sách, đặc biệt trong trường hợp nguồn vốn phân bổ muộn thì khó để triển khai chính sách hiệu quả tại địa phương trong năm. Bên cạnh đó, nguồn vốn còn phân bổ dàn trải cho nhiều chính sách, trong khi đó có những chính sách cần nguồn đầu tư lớn thì không đủ kinh phí, gây nên tình trạng kéo dài thời gian thực hiện, treo chính sách như các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn bãi
2.2.3.2. Nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Cán bộ làm công tác giảm nghèo là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Hiện nay, tại cấp huyện có Phòng Lao động – TBXH phụ trách công tác giảm nghèo, cử 01 cán bộ chuyên trách, tại cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động giảm nghèo mà do công chức văn hóa chính sách đảm nhiệm.
Nhằm nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo, công tác tập huấn được tổ chức định kỳ hằng năm, nhất là vào các đợt rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Giai đoạn 2015-2019 đã tổ chức 62 đợt tập huấn cho hơn 1.416 lượt cán bộ cấp huyện, xã, xóm.
Về cơ bản, cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các xã, thị trấn nắm vững kiến thức, kỹ năng cần thiết về giảm nghèo, triển khai đúng theo kế hoạch, hướng dẫn của UBND huyện đặt ra. Tuy nhiên, các kiến thức kĩ năng được truyền đạt chủ yếu tập trung vào các hoạt động triển khai chính sách, ít tập trung các kĩ năng tuyên truyền, vận động người nghèo chủ động thoát nghèo và các kỹ năng truyền thụ kiến thức, nâng cao hiểu biết của người nghèo để họ tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững. Bên cạnh đó, còn tồn tại một bộ phận cán bộ chính sách quan liêu, làm sai chính sách, phẩm chất đạo đức chưa đạt yêu cầu công việc, nhất là đối với công tác giảm nghèo cần cán bộ tâm huyết, nhân đạo.
2.2.4. Tổ chức thực hiện chính sách quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
2.2.4.1. Các chính sách giảm nghèo chung a. Chính sách hỗ trợ về y tế
UBND huyện chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện chủ trì thực hiện các chính sách cấp BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng sinh
sống tại các vùng đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định, phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và xã hội thẩm định danh sách đối tượng đủ điều kiện cấp thẻ.
Trong 5 năm (2015-2919), đã cấp phát 18.798 lượt thẻ BHYT cho người nghèo; hỗ trợ cấp thẻ cho 36.632 người cận nghèo và 95.838 lượt thẻ BHYT cho người sống tại vùng bãi ngang ven biển có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí là 99.038 triệu đồng. Đảm bảo 100% người nghèo, người sống tại vùng đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển được hỗ trợ BHYT hàng năm kịp thời, theo đúng quy định (Có phụ lục 4 chi tiết kèm theo)
Mức độ thiếu hụt BHYT là một chỉ tiêu thiếu hụt của 40,41% hộ nghèo, do vậy chính sách cấp và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế này đáp ứng nhu cầu cơ bản của người nghèo về khám chữa bệnh, đồng thời góp phần để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo an sinh xã hội.
b. Chính sách hỗ trợ về giáo dục thông qua miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo
Phòng Giáo dục đào tạo là cơ quan chủ trì phối hợp với Phòng LĐTBXH rà soát đối tượng và Phòng Tài Chính – Kế hoạch cấp kinh phí thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo. Trong 5 năm (2015 – 2019) đã triển khai thực hiện hỗ trợ miễn giảm học phí cho 24.888 lượt học sinh với tổng số tiền là 4.934 triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho 11.362 lượt học sinh với số tiền 4.619 triệu đồng.
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo giai đoạn 2015-2019
Chỉ tiêu ĐV tính 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng
Số lượt học sinh được miễn
giảm học phí Người 9.936 5.965 5.024 2.709 1.254 24.888 Số tiền Tr. đồng 2.314 783 944 596 297 4.934 Số lượt học sinh được hỗ trợ chi phí học tập Người 4.591 2.822 2.524 920 505 11.362 Số tiền Tr. đồng 1.478 1.270 1.136 460 275 4.619
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc)
Với chính sách trên đã kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh thuộc hộ nghèo yên tâm học tập, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp, giải quyết nội dung thiếu hụt về giáo dục đối với trẻ em trong giai đoạn hiện tại.
c. Chính sách ưu đãi tín dụng hộ nghèo
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chi nhánh ngân hàng chính sách huyện đã triển khai thực hiện 15 chương trình cho vay trong đó có 08 chương trình liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững như: tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; vay vốn đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; vay vốn giải quyết việc làm – xuất khẩu lao động; vay vốn thực hiện các công trình nước sạch và vệ sinh; vay vốn sản xuất kinh doanh, vay vốn làm nhà ở….
Giai đoạn 2015-2019, thực hiện các chương trình tín dụng liên quan đến hộ nghèo như sau:
-Chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo: có 1.304 hộ nghèo vay vốn với số tiền 48.935 triệu đồng; 2.842 hộ cận nghèo vay vốn với số tiền 121.863 triệu đồng; 3.616 hộ mới thoát nghèo vay tiền với số tiền 154.376 triệu đồng.
-Chương trình tín dụng vay vốn giải quyết việc làm có 505 người với số tiền 13.944 triệu đồng, vay vốn sản xuất kinh doanh cho 1.272 người với số tiền 53.105 triệu đồng, vay vốn xuất khẩu lao động cho 71 người với số tiền 3.750 triệu đồng.
-Chương trình tín dụng nhằm đáp ứng các thiếu hụt về giáo dục thông qua cho vay đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là 182 người với số tiền 6.749 triệu đồng, chương trình vay vốn đầu tư công trình nước sạch và vệ sinh cho 9.956 người với số tiền 119.695 triệu đồng.(Có phụ lục 4 chi tiết kèm theo)
Với đặc điểm nguyên nhân nghèo do thiếu nguồn vốn, thiếu đất và thiếu phương tiện sản xuất chiếm gần 30% số hộ nghèo, các hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo đáp ứng các nhu cầu bức thiết của hộ, do vậy luôn nhận được sự quan tâm triển khai thực hiện tập trung của cấp ủy, chính quyền huyện. Chi nhánh ngân hàng chính sách huyện thành lập các đơn vị ủy thác tại 30/30 xã, thị trấn, thành lập các tổ vay vốn thông qua các Hội, đoàn thể phụ trách đã góp phần giúp người dân đặc biệt là hộ nghèo đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay đầy đủ, được hỗ trợ các thủ tục hành chính vay vốn, tiếp kiệm chi phí đi lại, đảm bảo độ an toàn.
Chính sách tín dụng ưu đãi trong những năm qua đã tạo cho người nghèo có vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, mạnh dạn trong việc vay vốn, ý thức trách nhiệm cũng như kinh nghiệm sử dụng vốn vay được nâng lên. Đây là yếu tố quan trọng mang lại kết quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Một số chương trình vay vốn đem lại hiệu quả cao như chương trình vay vốn cho hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo để đầu tư kinh doanh, ổn định cuộc
Chương trình vay vốn cho sinh viên, chương trình hỗ trợ nước sạch và vệ sịnh đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản cần có của hộ.
Bên cạnh đó, một số chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục như sau:
-Trong chương trình tín dụng hộ nghèo, tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng, một bộ phận hộ nghèo không có khả năng trả nợ do không biết sử dụng nguồn vốn để làm phương tiện, công cụ thoát nghèo mà chủ yếu dùng để chi tiêu hoặc hộ đầu tư nhưng bị thua lỗ, mất mùa, ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
-Một số chương trình tín dụng như cho vay xuất khẩu lao động, cho vay giải quyết việc làm chưa đạt được hiệu quả cao, chưa thu hút nhiều đối tượng vay do nguồn vốn cho vay được phân bổ ít, quy trình, thủ tục cho vay yêu cầu nhiều hồ sơ, quá trình giải ngân chậm so với quy định.
-Huyện chưa xây dựng được các mô hình vay vốn sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh hiệu quả để tư vấn, hỗ trợ cho hộ nghèo sử dụng nguồn vốn. Chủ yếu hỗ trợ hộ dựa trên mục đích vay vốn hộ đã thực hiện. Đồng thời công tác theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cụ thể, sát sao.
d. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động
Xuất phát từ tình trạng người nghèo không có việc làm, không biết cách làm ăn, không có tay nghề chiếm đến 12,04% nguyên nhân nghèo. Trong khi