7. Kết cấu của luận văn
1.3.6. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Đánh giá kết quả quản lý nhà nước là việc làm rất cần thiết và phải thực hiện. Để đánh giá quản lý và điều hành phát triển kinh tế, Chính phủ thường căn cứ vào thực tế đạt được các mục tiêu đã đề ra cho hàng năm hay cho thời kỳ phát triển như: mức độ đạt được về tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ đạt được về xuất khẩu, thu ngân sách, lạm phát hay tăng giảm chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, nợ công, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ ô nhiễm môi trường… Từ nhận thức như vậy, tác giả cho rằng cần thiết phải tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh, huyện. Từ kết quả đánh giá sẽ nhận biết đúng đắn về kết quả, hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và thông qua đó nhận biết rõ nguyên nhân của thành công và của hạn chế, tìm ra những việc phải phải làm để khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, huyện.
Thực tế chỉ ra rằng, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã phản ánh trực tiếp hiệu quả quản lý phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Hiệu quả giảm nghèo phản ánh trực tiếp hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Vì thế, cần tiến
hành đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và công khai minh bạch kết quả đánh giá trước xã hội cũng như trước cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
Từ cách đặt vấn đề như vậy, để đánh giá kết quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có bộ chỉ tiêu cụ thể. Qua thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, tác giả luận văn đưa ra một số tiêu chí bao gồm:
(1)- Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ dân cư.
(2)- Mức độ giảm tỷ lệ hệ nghèo qua các năm và mức độ giảm ổn định đến đâu, trong thời gian dài ngắn ra sao?
(3)- Số hộ tái nghèo và tỷ lệ hộ tái nghèo.
(4)- Số hộ nghèo trở thành hộ thuộc nhóm hộ có thu nhập bậc trung và nhóm hộ có thu nhập bậc giàu.
(5)- Kinh phí đã thực hiện để giảm nghèo và mức độ đảm bảo theo nhu cầu.
Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững và bài học quản