Đặc điểm tự nhiên và văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên và văn hóa – xã hội

tác động đến quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và văn hóa – xã hội

Nghi Lộc là một huyện ven biển của tỉnh Nghệ An, phía nam giáp Thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía tây giáp huyện Đô Lương và huyện Nam Đàn, phía nam giáp huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành, phía đông giáp Thị xã Cửa Lò và Biển Đông. Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, là một huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong vùng trọng điểm đầu tư và vùng phát triển kinh tế năng động nhất của tỉnh Nghệ An.

Huyện có diện tích đất đai khá rộng: 347,85 km2, phần lớn là đất cát bạc màu, địa hình phức tạp khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn không thuận lợi cho phát triển kinh tế.Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, bão lụt và những diễn biến thời tiết khắc nghiệt khác nên rất khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Huyện Nghi Lộc có 30 đơn vị hành chính (29 xã và 1 thị trấn) trong đó có 04 xã thuộc xã bãi ngang ven biển có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, 07 xã thuộc xã miền núi khu vực II. Lãnh thổ huyện Nghi Lộc được chia thành 3 vùng có điều kiện đặc thù khác nhau: Vùng đồng bằng ven biển với đặc điểm đất đai bạc màu, dễ chịu tác động của thiên tai, bão lụt nhưng có lợi thế đất đai rộng, bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp

du lịch - dịch vụ; Vùng đồng bằng trung tâm có đặc điểm đất đai màu mỡ, phì nhiêu, tưới tiêu chủ động thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp năng suất và chất lượng cao; Vùng bán sơn địa với đặc điểm là vùng đồi núi thấp, đất đai rộng thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại vườn đồi.

Là huyện có dân số tương đối đông, tính đến cuối năm 2019 có 222.684 người, 56.594 hộ, trong đó: nam 109.115 người, nữ 113.569 người (dân số đứng thứ 6/20 huyện, thành, thị của tỉnh Nghệ An). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn 2010-2019 khoảng 1,02%/năm. Dân số chủ yếu sống ở nông thôn với ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp (dân số sống ở nông thôn chiếm 96,23% dân số toàn huyện).

Nghi Lộc có lực lượng lao động dồi dào, tính đến 31/12/2019 có 105.794 người, trong đó: lao động trong các ngành nông - lâm - ngư là 48.655 người, chiếm 46%, công nghiệp - xây dựng là 27.928 người, chiếm 26,4%, thương mại - dịch vụ là 29.211 người, chiếm 27,6%. Chất lượng lao động Nghi Lộc thấp, đến 31/12/2019, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 49,6% (năm 2010: 28,26%). Lực lượng lao động đông, chất lượng lao động thấp lại chủ yếu là lao động thuần nông nên việc làm không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh là một khó khăn cho địa phương trong công tác giải quyết việc làm - giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Trên địa bàn huyện có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa (55.893 người, chiếm 25,1% dân số, 21/30 xã, thị trấn có đồng bào theo đạo), có Tòa Giám mục Xã Đoài, có Đại chủng viện Vinh Thanh, với đặc trưng của bà con theo đạo Thiên Chúa đã có nhiều tác động đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Như vậy, Nghi Lộc là huyện có điều kiện tự nhiên - văn hóa xã hội là những thuận lợi đan xen với những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 46)