Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giảm

2.2.

huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

2.2.1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo bền vững giảm nghèo bền vững

Huyện Nghi Lộc nhận thức một cách sâu sắc rằng, giảm nghèo là chủ trương, xác định đây là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của Huyện.

Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số: 5856/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.

UBND huyện, Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện đã ban hành nhiều văn bản về giảm nghèo bền vững căn cứ vào các quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh đề ra. Trong giai đoạn 2015- 2019, UBND huyện, Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện đã ban hành hơn 80 văn bản chỉ đạo, điều hành công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, cụ thể:

-Đề án số 02-ĐA/HU ngày 11/9/2016 của Ban thường vụ huyện ủy Nghi Lộc về "Nâng cao chất lượng thực hiện các chính sách xã hội giai đoạn 2016-2020".

- Quyết định số 1553/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND huyện ban hành Đề án Đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2016-2020

-Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cụ thể: Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 19/9/2015; Kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 28/10/2016; Kế hoạch 167/KH-UBND ngày 11/9/2017; Kế hoạch 200/KH-UBND ngày19/8/2018; Kế hoạch 214/KH-UBND ngày

04/10/2019 về việc triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; Quyết định số 1643 /QĐ-UBND ngày 22/9/2015; Quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 25/10/2016; Quyết định 1813/QĐ-UBND ngày 22/9/2017; Quyết định 1535/QĐ-UBND ngày 21/8/2018; Quyết định 1833/QĐ-UBND ngày 06/10/2019 về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, phân công thành viên ban chỉ đạo và tổ giúp việc rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo.

-Kế hoạch số 96 /KH-UBND ngày 17/4/2017 của UBND huyện về việc thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2017– 2020;

-Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 25/7/2017 của UBND huyện về việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách giảm nghèo và quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -2020;

- Kế hoạch 288/KH-UBND ngày 15/11/2018 về việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách giảm nghèo giai đoạn 2018-2020;

-Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 17/7/2018 về việc Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020.

-Ban hành 44 công văn chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đảm bảo đúng theo các quy định của nhà nước như chính sách bảo hiểm y tế, hỗ trợ nhà ở, vay vốn, hỗ trợ tiền điện...

Các phòng, ban ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo, đã căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành tham mưu cho UBND huyện ban hành và trực tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách như phòng kinh tế hạ tầng phụ trách các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nghèo, nhà ở cho hộ nghèo; Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ trách các mô hình

chương trình tín dụng hộ nghèo; Bảo hiểm xã hội huyện phụ trách các chính sách y tế đối với hộ nghèo…..

Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cấp huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động, chỉ đạo triển khai cụ thể đến cơ sở, quan tâm thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, đã tích cực tham gia triển khai và thực hiện chương trình, dự án, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả, giúp đoàn viên, hội viên thoát nghèo, phát huy vai trò giám sát việc thực hiện chương trình ở các cấp từ khâu rà soát đến việc thực thi các chế độ, chính sách cho người nghèo.

Chỉ đạo các xã, thị trấn đã ban hành hơn 1.350 văn bản chỉ đạo về giảm nghèo bền vững; đồng thời, quán triệt các nghị quyết, chương trình về giảm nghèo bền vững tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; có các nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các chính sách, giảm nghèo của địa phương, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, sự tham gia của cộng đồng, tạo điều kiện để người nghèo thoát nghèo.

Có thể thấy, công tác chỉ đạo, triển khai các văn bản cấp trên của chính quyền huyện Nghi Lộc là kịp thời, đầy đủ. Các văn bản được triển khai trên toàn địa bàn huyện, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định. Đây là một cơ sở quan trọng cho việc triển khai các chính sách trong thực tế, vì chính sách có thực hiện đúng theo quy định thì mới đảm bảo tính hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng và theo đúng mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 55)