Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3.Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Từ kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm giảm nghèo hiệu quả của một số địa phương trong nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để thực hiện giảm nghèo bền vững, cụ thể:

-Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt, nhất là các cấp chính quyền với quyết tâm cao, ý chí chính trị lớn vào cuộc để thực hiện giảm nghèo bền vững. Xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương trọng tâm, luôn phải thực hiện đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, làm chuyển biến nhận thức, hành động đến từng hộ nghèo và nhân dân cùng thực hiện.

-Phải thực hiện nghiêm túc, chính xác công tác rà soát hộ nghèo hằng năm, phân tích rõ các thông tin của hộ nghèo, đặc biệt là nguyên nhân nghèo để làm cơ sở để đưa ra các chính sách mũi nhọn, tập trung giảm nghèo hiệu quả theo đặc thù của hộ.

-Phải chú trọng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đầu tư các sản phẩm chủ yếu trong các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, cần phát triển thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã hội tại các vùng khó khăn để tạo sự cân bằng, cơ hội phát triển giữa các vùng.

-Phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động đảm bảo mọi người dân trong độ tuổi đều có việc làm phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân. Chính quyền cần có cơ chế để thu hút đầu tư, mời các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn; kết nối giữa người lao động với

doanh nghiệp; đa dạng hóa các ngành nghề để người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.

-Phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, huy động sự tham gia của toàn xã hội trong và ngoài nước, phát huy có hiệu quả các nguồn lực để tập trung giảm nghèo bền vững.

-Phải tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người nghèo, nhân dân và cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo để chủ động, tích cực thực thi các chính sách theo đúng chủ trương; Chú trọng các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức nhất là tại cấp cơ sở, vùng sâu, vùng xa.

Kết luận chƣơng 1

Xác định tầm quan trọng, ý nghĩa của giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp thực hiện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Xem đây là một hoạt động cần được ưu tiên, kiên trì, bền bỉ trong thời gian dài để góp phần củng cố, nâng cao chất lượng các nguồn lực, vừa giữ vững ổn định chính trị, nâng cao mức sống của nhân dân, từng bước xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.

Trong Chương 1 đã tập trung trình bày những cơ sở lý luận chủ yếu đối với quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, phân tích một số khái niệm liên quan như nghèo, chuẩn nghèo, giảm nghèo, hiệu quả, giảm nghèo bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước giảm nghèo bền vững và sơ trình bày khái quát vấn đề đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Trong chương này cũng đã trình bày những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước giảm nghèo bền vững, bao gồm việc xây dựng, hoạch định chủ trương, chính sách, chương trình đề án; xây dựng hành lang pháp lý để tổ chức thực hiện; huy động các nguồn lực thực hiện; tổ chức bộ máy; triển khai tổ chức thực hiện; công tác thanh kiểm tra điều chỉnh chính sách; công tác tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện chính sách....

Ở chương 1, luận văn cũng đã trình bày những kinh nghiệm thực tế về công tác giảm nghèo, quản lý nhà nước về giảm nghèo tại một số nước trên thế giới có những nét tương đồng với Việt Nam, những địa phương trong nước có đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tương đồng với huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An để vận dụng trong thực tế quản lý nhà nước giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở chương 1 đặt nền tảng để hình thành khung lý luận để nghiên cứu chương 2 và chương 3 của Luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và hình hình nghèo đói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)