Kinh nghiệm Quốc tế về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm Quốc tế về giảm nghèo bền vững

lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững cho huyện Nghi Lộc, tỉnh nghệ An

1.4.1. Kinh nghiệm Quốc tế về giảm nghèo bền vững

Vì không thu thập được tư liệu nói về huyện hoặc tỉnh của nước ngoài và tác giả chỉ thu thập được tư liệu về giảm nghèo đối với quốc gia nên bắt buộc tác giả chỉ có thể trình bày kinh nghiệm giảm nghèo của một số quốc gia. Dù sao cũng cho thấy những điều bổ ích để nghiên cứu quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở cấp huyện.

1.4.1.1. Tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước có dân số đông nhất thế giới với hơn 1,420 tỷ người (2019), chiếm 18,41 dân số thế giới. Trong khi tập trung phát triển kinh tế và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, Chính phủ Trung Quốc đã dành một số lượng lớn nhân lực để giải quyết vấn đề đói nghèo, trở thành quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới.

Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, năm 1975 có 250 triệu người nghèo (chiếm 30% dân số) giảm còn 26,88 triệu người năm 2010. Năm 2011, Trung Quốc quyết định lấy 2.300 đồng Nhân dân tệ thu nhập bình quân đầu người làm mức chuẩn nghèo quốc gia đã mở rộng số lượng hộ nghèo lên 128 triệu người.

Để đạt được những kết quả giảm nghèo trên, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách và giải pháp như sau:

-Nhà nước Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp triệt để đảm bảo tất cả những người lao động đều có việc làm. Trước điều kiện thực tế là dân số quá đông và quá tải về lực lượng lao động, Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi chính sách tam hóa: sản lượng hóa- công nghiệp hóa- đô thị hóa làm thay đổi căn bản cách nghĩ, cách làm hướng tới chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông nghiệp, nông tôn, thực hiện tiến trình đô thị hóa nhỏ đến lớn để thu hút lao động khu vực nông thôn. Chính sách kết nối những văn phòng giới thiệu việc làm có tổ chức, cung cấp những dịch vụ tư vấn công việc để định hướng ngành nghề cho người lao động.

-Vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn được Trung Quốc xem trọng hàng đầu với việc chuyển đổi nghề nông nghiệp sản xuất tập trung sang sản xuất tư nhân với quy mô kinh tế hộ gia đình và quyền sử dụng đất lâu dài có quyền chuyển nhượng. Nhiều hộ làm ăn giỏi đã bỏ vốn tích tụ ruộng đất, hình thành các nông trại gia đình tạo ra khối lượng lớn nông sản phẩm hàng hóa chất lượng, giá thành rẻ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

-Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra Chương trình “Đốm lửa” nhằm chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn, tận dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có ở nông thôn vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.

-Đối với hộ gia đình nghèo, thông qua mạng lưới cán bộ chuyên trách ở cơ sở tư vấn cho họ cách làm ăn, coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng

kiến thức, cho vay vốn để phát triển sản xuất… đặc biệt quan tâm đào tạo nghề cho con em hộ nông dân để hướng tới mỗi gia đình có một người vào làm việc ờ thành phố hoặc khu công nghiệp, góp phần giảm nhanh nghèo đói ở nông thôn.

1.4.1.2. Tại Thái Lan

Thái Lan đã áp dụng chính sách giảm nghèo ở từng vùng trọng điểm thông qua chính sách đất đai, giải quyết việc làm ưu tiên những vùng không có đất đai và đạt được hiệu quả cao, giảm mức đói nghèo từ 59% dân số năm 1962 xuống con 26% năm 1986. Sau đó, Thái Lan áp dụng mô hình phát triển chính sách quốc gia gắn liền với chính sách phát triển nông thôn thông qua việc hình thành và phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm nghèo, nên tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 23% vào năm 1990.

Theo báo cáo trình Chính phủ Thái Lan vào tháng 6/2003 của Ủy ban phát triển kinh tế xã hội (NESDP), thừa nhận vẫn còn chênh lệch rất lớn về thu nhập của người dân, một nửa thu nhập của cả nước do 20% dân số kiểm soát. Theo số liệu của một cơ quan nghiên cứu, năm 2001 tại Thái Lan vẫn còn 8,2 triệu người thuộc diện nghèo đói (13% dân số, 80% số này sống ở nông thôn).

Tháng 11/2003 Chính phủ Thái Lan công bố kế hoạch 6 năm xóa đói giảm nghèo, theo đó Thái Lan hướng sự quan tâm vào nông nghiệp, nông thôn và thị trường nội địa, thực hiện chương trình "mỗi làng một sản phẩm", giúp nông thôn tiêu thụ sản phẩm. Theo nhà nghiên cứu tại Thái Lan, nông dân thiếu điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài nguyên và chưa thể đưa sản phẩm, kiến thức của mình hoà nhập vào hoạt động của thị trường. Do đó, với chương trình "Mỗi làng một sản phẩm", chính phủ Thái Lan đang giúp tìm các kênh phân phối, lưu thông hàng để hỗ trợ cho người nông dân tiêu thụ sản phẩm của họ.

Vừa qua, Thái Lan đã tuyên bố Khởi động quy hoạch phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 2016 -2020. Quy hoạch này nằm trong dự án Hoàng gia mang tên “Anh hùng vô danh” nhằm tích cực tìm kiếm hợp tác với các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp tư nhân, đồng thời khuyến khích các tổ chức xã hội và cá nhân tham gia sự nghiệp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Dự báo trong 05 năm tới sẽ giải quyết vấn đề đói nghèo cho hơn 20 triệu người chủ yếu tập trung ở nông thôn Thái Lan.

Để đạt được những kết quả giảm nghèo trên, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một số giải pháp sau:

-Đối với người nghèo Chính phủ cho vay bằng hiện vật để sản xuất, cho vay vật tư giá rẻ, chất lượng tốt.

-Thu mua các sản phẩm ngũ cốc rẻ, ngân hàng cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp và cho nông dân dùng gạo để thế chấp. Khi gạo được giá bán và hoàn vốn cho ngân hàng.

-Chính phủ Thái Lan áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với phát triển nông thôn, thông qua việc xây kích thích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng xí nghiệp, nhà máy ở các làng quê nghèo, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

-Chính phủ Thái Lan còn ban hành chính sách cải cách ruộng đất, người dân có quyền làm chủ ruộng đất, nhà nước tạo điệu kiện cho nông dân mở rộng quy mô, hướng nông dân đi theo con đường sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 34 - 37)