Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền

Nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ, công thức thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững ở các cấp, ngành về cơ bản phải đảm bảo phẩm chất, năng lực chuyên môn và trình độ đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt là tại các vùng miền núi, biên giới và hải đảo.

Để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững, các cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý, khai thác có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên, để nguồn tài nguyên thực sự là một nguồn lực giúp cho Việt Nam có thể giảm nghèo, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

1.3.4. Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững

Để đưa các mục tiêu chính sách vào thực tế, Nhà nước phải tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững thông qua việc thực hiện các giải pháp đã đề ra. Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thường bao gồm những bước sau đây:

-Tuyên truyền và phổ biến chính sách để các đối tượng tiếp cận được chính sách.

-Xây dựng và ban hành quyết định, chương trình, dự án thực thi chính sách giảm nghèo bền vững theo giai đoạnngắn hạn và dài hạn, xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện chính sách đó.

-Tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch đã đề ra.

-Sơ kết, tổng kết việc thực thi chính sách để theo dõi tiến độ thực hiện chính sách, đánh giá kết quả so với mục tiêu đề ra; đánh giá kết quả, hiệu quả và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo thời gian tới.

1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững bền vững

Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững thực hiện vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo các chương trình giảm nghèo bền vững được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

Để đánh giá khách quan, trung thực, có chất lượng các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững đòi hỏi các thông tin thu thập trong các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải đảm bảo tính hệ thống; tính toàn diện; sát thực và phải được cập nhật thường xuyên. Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình thực hiện và kết quả đạt được, tìm ra những bất hợp lý trong hệ thống chính sách để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp theo đúng quy định của luật và đặc điểm của địa phương; rút ra bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách giai đoạn tiếp theo.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo đúng các mục tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực dự kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)