Thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Nghi Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Nghi Lộc

Trước đây Nghi Lộc là một huyện nghèo, có tỷ lệ đói nghèo cao; năm 1994 tỷ lệ đói nghèo của huyện là trên 45%, đến năm 2000 tỷ lệ đói nghèo là 17,03% (chuẩn nghèo 100.000 đồng/người/tháng). Những năm gần đây, do kinh tế - xã hội có những bước phát triển, công tác giảm nghèo được quan tâm triển khai thực hiện nên tỷ lệ hộ đói nghèo giảm mạnh. Giai đoạn 2011-2015 bình quân giảm hộ nghèo 2%/năm (Chuẩn nghèo 400.000 đồng/người/tháng). Năm 2016, số hộ nghèo là 2.977 hộ, chiếm 5,58% (chuẩn nghèo 700.000 đồng/người/tháng); Năm 2017, số hộ nghèo là 2.298 hộ, chiếm 4,22%; Năm 2018, số hộ nghèo là 1.532 hộ, tỷ lệ 2,78%; Năm 2019 số hộ nghèo là 842 hộ, chiếm 1,48%; Dự kiến đến năm 2020 số hộ nghèo giảm còn 630 hộ , tỷ lệ 1,1%. Giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hơn 1%/năm (Có phụ lục 3 chi tiết kèm theo).

Qua 05 năm (giai đoạn 2015 – 2019) thực hiện các chương trình giảm nghèo tại huyện Nghi Lộc đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ

nghèo giảm đều qua các năm, vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội huyện đặt ra, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Kết quả trên thể hiện định hướng chương trình giảm nghèo là đúng đắn, phù hợp, sự nỗ lực cố gắng của các ngành các cấp trong công tác giảm nghèo là rất lớn, sự chung tay góp sức, đồng tình hỗ trợ của toàn dân đã góp phần làm chuyển biến trong nhận thức, tạo động lực tự vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo.

Tuy nhiên, số hộ nghèo trên địa bàn huyện tập trung cao tại các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn như: Nghi Yên, Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Tiến và các xã miền núi khu vực II như Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Hưng, Nghi Phương.

Đa phần hộ nghèo đều thiếu hụt các chỉ số đo lường mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh và tiếp cận thông tin. Cụ thể:

Biểu đồ 2.1. Phân tích mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: %

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Nghi Lộc)

6.1 40.41 6.92 2.6 22.08 17.04 19.67 28.91 25.16 13.77 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tiếp cận dịch vụ y tế Bảo hiểm y té Trình độ giáo dục của người lớn Tình trạng đi học của trẻ em Chất lượng nhà ở Diện tích

nhà ở nước sinh Nguồn hoạt Hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh Sử dụng dịch vụ viễn thông Tài sản tiếp cận thông tin

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy được mức độ thiếu hụt trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản của hộ nghèo là rất lớn, nhất là đối với các tiêu chí không có thẻ bảo hiểm y tế chiếm 40,41% trên tổng số hộ nghèo;có hố xí/ nhà tiêu không hợp vệ sinh chiếm 28,91%; Không sử dụng dịch vụ viễn thông 25,16%; Chất lượng nhà ở không đảm bảo kiên cố 22,08%....

Đa phần hộ nghèo đều không có thẻ bảo hiểm y tế ngoài các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế như người sống tại các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển; người được hưởng các trợ cấp người có công và trợ cấp xã hội thường xuyên; trẻ em dưới 6 tuổi. Việc thiếu hụt chỉ tiêu này do hộ nghèo không đủ khả năng để mua thẻ bảo hiểm y tế, gây ra hệ quả rất lớn, tác động tới lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng cồng, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Đối với chỉ tiêu thiếu hụt hố xí/ nhà tiêu không hợp vệ sinh. Là địa phương có địa hình phức tạp vừa giáp biển, vừa là khu vực miền núi nên việc tiếp cận hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh còn hạn chế bởi mức sinh hoạt còn thấp làm cho họ không có tư tưởng cải thiện điều kiện vật chất, một phần là do phong tục tập quán địa phương tại một số xã ven biển không xây dựng hố xí/ nhà tiêu.

Hiện có khoảng 1/3 hộ nghèo đang ở trong nhà tạm, nhà dột nát không đảm bảo kiên cố và không có khả năng tu bổ, sửa chữa, tập trung nhiều tại các xã Nghi Thiết, Nghi Yên, Nghi Văn, Nghi Kiều, chủ yếu thuộc các đối tượng người cao tuổi cô đơn, người trên 80 tuổi, người khuyết tật. Đây là một chỉ tiêu thiếu hụt quan trọng cần nguồn lực lớn để thực hiện, tuy nhiên nguồn lực để thực hiện chính sách này còn hạn chế, bản thân hộ nghèo không có khả năng tự cải thiện chất lượng nhà ở của hộ.

Hộ nghèo thường không có phương tiện, nhất là các hộ người cao tuổi nên việc tiếp cận thông tin rất hạn chế, chủ yếu biết thông tin qua hệ thống phát thanh địa phương.

Bảng 2.1. Diễn biến và phân loại hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: hộ, % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng giai đoạn 2015-2019 Tổng số hộ nghèo 2.954 2.977 2.298 1.532 842 10.603 Diễn biến hộ nghèo Số hộ nghèo mới 271 285 272 143 110 1.081 Số hộ nghèo cũ 2491 2617 1940 1313 689 9.050 Số hộ tái nghèo 192 75 86 76 43 472 Số hộ thoát nghèo 1833 1191 1037 985 843 5.889 Hộ nghèo thuộc đối tượng Hộ có thành viên thuộc đối tượng

bảo trợ xã hội

1339 1302 1094 741 423 4.899

Hộ có thành viên thuộc đối tượng

người có công

18 12 13 17 10 70

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Nghi Lộc)

Mặc dù số lượng hộ nghèo thoát nghèo qua các năm nhiều nhưng hộ nghèo mới và hộ tái nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, qua bảng 2.1 có thể thấy giai đoạn 2015-2019 có 1.081 hộ nghèo mới phát sinh và 471 hộ tái nghèo chiếm 14.64% trong tổng số hộ nghèo; một bộ phận hộ mới thoát nghèo nhưng mức sống bấp bênh chỉ trên ngưỡng nghèo, những hộ này nếu gặp các biến cố, hoặc rủi ro rơi thì khả năng rơi vào nghèo còn rất cao. Từ thực tế này có thể thấy công tác giảm nghèo hiện tại chưa đảm báo tính bền vững, lâu dài, giúp hộ thoát nghèo hiệu quả.

Có 4.899 hộ nghèo có từ 01 thành viên trở lên thuộc đối tượng BTXH, chiếm tỷ lệ 46,23% tổng số hộ nghèo. Các đối tượng BTXH bao gồm người

cao tuổi cô đơn, người trên 80 tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi nên rất khó tìm ra các giải pháp để giúp hộ thoát nghèo bền vững. Các mức trợ cấp của các đối tượng BTXH còn quá thấp, chưa đảm bảo mức sống cơ bản của hộ. Dự báo, trong thời gian tới, các đối tượng BTXH sẽ rơi vào hộ nghèo ngày càng nhiều, gây ra khó khăn rất lớn trong việc triển khai các chính sách giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)