Kinh nghiệm của hệ thống thủy lợi Sông Đáy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 37 - 39)

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợ

1.3.1. Kinh nghiệm của hệ thống thủy lợi Sông Đáy

Hệ thống công trình thủy lợi do công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển Thủy lợi Sông đáy quản lý, khai thác phục vụ tƣới, tiêu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế của 6 quận, huyện: Đan Phƣợng, Hoài Đức, Thanh Oai, Hà Đông, Chƣơng Mỹ và Mỹ Đức thuộc thành phố Hà Nội. Với tổng số 113 trạm bơm phục vụ tƣới, với 339 máy bơm các loại.

Phần lớn các công trình thủy lợi trên địa bàn đƣợc xây dựng từ rất lâu, kỹ thuật và kết cấu đơn giản, chƣa đƣợc đầu tƣ một cách hoàn chỉnh và đồng bộ, chịu nhiều tác động bất lợi do đặc điểm khí tƣợng, thủy văn, địa hình, địa chất,... Vì vậy, công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi nhìn chung còn nhiều hạn chế, yếu kém. Để khắc phục những yếu kém, hạn chế đó các cơ quan quản lý đã đặt quyết tâm nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về các công trình thủy lợi trong đó chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tâng, nâng cao nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực, đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển, bàn giao các công trình thủy lợi cho các Công ty quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, bảo vệ và khai thác. Kể từ khi các công ty khai thác công trình thủy lợi đƣợc thành lập thì diện mạo về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn đã thay đổi theo hƣớng tích cực một cách đột phá. UBND thành phố cùng các Sở, Ngành đã đầu tƣ kinh phí để tu sửa, cải tạo , nâng cấp các công trình thủy lợi hƣ hỏng xuống cấp phục vụ công tác chống hạn, chống úng bằng các nguồn vốn.

Công tác kiểm tra, theo dõi, duy tu, bảo dƣỡng công trình đƣợc triển khai thực hiện thƣờng xuyên; công tác đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp công trình đƣợc chú trọng; từng bƣớc hoàn chỉnh các hệ thống công trình thủy lợi theo hƣớng nâng cao năng phục vụ, cải tạo môi trƣờng, đảm bảo an toàn và thích

ứng với biến đổi khí hậu; công tác vận hành, điều tiết tƣới nƣớc, tiêu nƣớc và cấp nƣớc đƣợc triển khai hợp lý, hiệu quả, đảm bảo hài hòa nhu cầu sử dụng nƣớc giữa các đối tƣợng và các ngành sử dụng nƣớc; diện tích cây trồng đảm bảo cấp nƣớc tăng theo hàng năm; từng bƣớc giải quyết vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; thực hiện tốt công tác thu thập, cập nhật, tổng hợp cơ sở dữ liệu về công trình thủy lợi, nguồn nƣớc và quản lý, khai thác...

Trong những năm qua, hệ thống thủy lợi Sông đáy đã không ngừng đổi mới phƣơng thức quản lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; chú trọng công tác đào tạo chuyên môn, công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt; thƣờng xuyên sắp xếp đổi mới tổ chức bộ máy, nhân sự. Đồng thời với đó là chú trọng tăng cƣờng cơ chế phối kết hợp với các sở, ngành và các địa phƣơng, tạo ra một mạng lƣới quản lý công trình thuỷ lợi có tính hệ thống và đồng bộ.

Hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt các biển cấm, biến báo, cột thủy chí tại các công trình thủy lợi; xây dựng, lắp đặt lan can bảo vệ tại một số công trình, hạng mục công trình; phối kết hợp chặt chẽ với các sở ngành và các địa phƣơng từng bƣớc tuyên truyền vận động ngƣời dân, giải quyết vấn đề xâm hại, lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi, chấn chỉnh khắc phục tình trạng xả thải vào công trình thủy lợi, sử dụng công trình thủy lợi làm bãi đổ rác thải,..; lập kế hoạch triển khai việc cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi.

Trong những năm qua hệ thống thủy lợi sông đáy đã và đang phối hợp với đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành rà soát, điều tra, tính toán xây dựng quy trình vận hành điều tiết đối với các hồ chứa thủy lợi có quy mô vừa, kỹ thuật phức tạp. Đối với các hồ chứa chƣa xây dựng quy trình vận hành điều tiết, Công ty thực hiện phƣơng án điều tiết theo hƣớng ƣu tiên cho mục đích đảm bảo an toàn công trình trong mùa mƣa

lũ: Xả lũ tối đa trong thời điểm đầu và giữa mùa mƣa (kết hợp cống xả đáy); chủ động tích xả nƣớc tùy theo tình hình thời tiết thời điểm cuối mùa mƣa; thời gian mùa khô, tiến hành xả đón lũ nếu có nhận định mƣa lũ bất thƣờng.

Bên cạnh đó, đã thực hiện tốt việc xây dựng triển khai các phƣơng án bảo vệ công trình, phƣơng án phòng chống lụt bão, phƣơng án bảo vệ vùng hạ du công trình trƣớc, trong và sau mùa mƣa lũ hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)