Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 72 - 74)

2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình

2.3.2. Những hạn chế

Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tích nhƣ đã đề cập ở trên, công tác quản lý, khai thác CTTL tại hệ thống thủy lợi Sông Tích hiện vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập.

Công tác quản lý công trình tại một số đơn vị chƣa sâu sát dẫn đến qua kiểm tra giám sát khối lƣợng công tác duy trì của Ban quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội và Công ty có nhiều diện tích, công trình số liệu kiểm tra thực tế sai khác nhiều so với khối lƣợng đơn giá, Hợp đồng đặt hàng, một số công trình đơn vị quản lý trực tiếp và các hộ dùng nƣớc còn chƣa phân định rõ ràng đơn vị nào quản lý.

Tiến độ triển khai sửa chữa thƣờng xuyên còn chậm so với kế hoạch đề ra. Do thiếu năng lực công trình đầu mối tiêu, thực tế các công trình đầu mối chỉ bảo đảm hệ số tiêu bình quân khoảng 6,5 l/s-ha. Trong khi đó theo yêu cầu tiêu khoa học kỹ thuật của UBND thành phố Hà Nội hệ số tiêu áp dụng cho nông nghiệp vùng Thủy lợi Sông Tích là 8,1 l/s-ha.

Hệ thống sông tự nhiên, các trục tiêu chính, kênh tiêu, bể hút các trạm bơm lâu ngày không đƣợc nạo vét đồng bộ, bị bồi lấp hạn chế khả năng tiêu. Mặt khác tình trạng vi phạm công trình thủy lợi, lấn chiếm lòng sông, lòng kênh ngày càng diễn biến phức tạp làm hạn chế khả năng tiêu thoát nƣớc khi có mƣa lớn xảy ra.

Một số địa phƣơng chƣa thành lập tổ chức để quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi hoặc có tổ chức quản lý, khai thác chƣa phù hợp. Có nơi việc quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất còn mang tính mệnh lệnh hành chính. Việc phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai chậm. Vai trò của ngƣời hƣởng lợi chƣa đƣợc đề cao, phối hợp trong việc quản lý điều hành các công trình thủy lợi giữa cơ quan quản lý ngành và chính quyền địa phƣơng các cấp còn nhiều bất cập.

Tổ chức quản lý thủy nông ở cơ sở chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa phát huy đƣợc vai trò của cộng đồng tham gia trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi. Các phong trào ngƣời dân làm thủy lợi ngày nay hầu nhƣ không còn, đặc biệt từ khi không còn quy định lao động nghĩa vụ công ích.

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo loại hình công ty làm dịch vụ công ích, nhƣng vẫn theo hình thức phục vụ là chính. Công ty không đƣợc quyền định “giá bán”, nhà nƣớc quy định theo mức thu thủy lợi phí, mức thu quy định thấp. Vì vậy, công trình hƣ hỏng, kể cả khi hƣ hỏng nhỏ, không đƣợc sửa chữa kịp thời, dẫn đến công trình xuống cấp, vận hành không an toàn, hiệu quả chƣa cao, thu nhập cán bộ, nhân viên thấp.

Tình trạng vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của ngƣời dân chƣa đƣợc đầy đử, đối tƣợng vi phạm chủ yếu là dân nghèo, chủ yếu làm nghề nông và thu nhập thấp, đặc biệt là ngƣời dâm ở vùng nông thôn, khó áp dụng đƣợc biện pháp cƣỡng chế, quyền lực của cơ quan quản lý chƣa đủ mạnh, chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm, thiếu nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện.

Việc xả thải của các cơ sở sản xuất, cá nhân, hộ gia đình chƣa qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi còn xảy ra rất phổ biến dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc nghiêm trọng.

Vấn đề vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đƣợc luật Đê Điều và pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi đề cập là bắt buộc phải thực hiện (Điều 23 của Luật đê điều và điều 25 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi). Tuy nhiên, trong thực tế công tác cắm mốc ranh rới hành lang ảo vệ công trình thủy lợi khó thực hiện, trong giai đoạn thiết kế, thi công công trình chƣa chú trọng đến nhiệm vụ cắm mốc hành lang bảo vệ công trình. Phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đƣợc đề cập trong luật Đê Điều và pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi đối với các loại công trình chƣa thống nhất với nhau( Điều 23 của Luật Đê điều, Điều 25 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi không có quy định hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V mà chỉ có quy định hành lang bảo vệ của đập từ cấp I đến cấp V) Phạm vi bảo vệ kênh chìm chƣa rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 72 - 74)