Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 60)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy

2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ các

các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về thuỷ lợi đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của việc thực thi pháp luật.

Công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích đã nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý.

Công tác tuyên truyền Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 4/4/2001 cũng nhƣ các Nghị định liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhƣ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy

lợi, rồi tuyển truyền phổ biến Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 14/11/2008 và Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 143/2003/NĐ-CP về quy định mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí, chính sách đối với tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi và việc ngân sách nhà nƣớc cấp bù do thực hiện miễn thủy lợi phí. Các cơ quan nhà nƣớc làm công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Sông Tích cũng tổ chức tuyên truyền tốt các thông tƣ hƣớng dẫn cho mọi ngƣời nắm rõ nhƣ Thông tƣ số 45/2009/TT-BNN ngày 24/7/2009 hƣớng dẫn lập và phê duyệt phƣơng án bảo vệ công trình thủy lợi; Thông tƣ số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 hƣớng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tƣ số 56/2010/TT- BNNPTNT ngày 1/10/2010 quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Thông tƣ số 40/2011/TT- BNNPTNT ngày 27/5/2011 quy định năng lực tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi; và đặc biệt là tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi để mọi ngƣời nắm vững và hạn chế vi phạm.

Việc phổ biến, tuyên truyền mới chủ yếu đƣợc tổ chức cho cán bộ, công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích chƣa đến ngƣời dân. Do đó, ý thức pháp luật của ngƣời dân trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nhiều nơi chƣa tốt. Việc sử dụng nƣớc lãng phí, xâm hại phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, hiểu sai lệch bản chất của chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí của Chính phủ là hậu quả của công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong ngành thuỷ lợi nói chung, công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nói riêng. Thực tế hiện nay vẫn còn cán bộ quản lý chƣa nắm rõ nội dung Pháp lệnh, hoặc văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp lệnh.

Một số nội dung tập huấn, đào tạo cho cán bộ, công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cũng chỉ dừng lại ở việc phổ biến các nội dung của Pháp lệnh, chƣa chú ý đến việc nâng cao trình độ, chƣa tổ chức thƣờng xuyên, dẫn đến việc hiểu chƣa đúng, chƣa đủ các quy định của pháp luật trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Đặc biệt, trong việc thực hiện các chính sách về thuỷ lợi phí, chính sách phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, chính sách xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

2.2.4. Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích

Thƣờng xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức Công ty, triển khai thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, rà soát quy hoạch, bổ sung quy hoạch các chức danh cán bộ quản lý trƣởng, phó phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty, trƣởng, phó phòng, cụm, trạm trực thuộc đơn vị giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo đúng quy định của Sở Nội vụ và các văn bản pháp luật liên quan; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đƣợc quy hoạch.

Xây dựng định biên lao động theo định mức kinh tế - kỹ thuật, xây dựng kế hoạch sử dụng lao động hợp lý; quản lý, bố trí, sắp xếp lực lƣợng lao động phù hợp với tình hình thực tế, phát huy trình độ, năng lực, kinh nghiệm của CBCNV-NLĐ, từng bƣớc cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.

Thực hiện công tác quản lý hồ sơ theo quy định, rà soát cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thống kê, báo cáo lao động theo quy định.

Hiện nay, chƣa có phê duyệt đơn giá, kinh phí đặt hàng chính thức của UBND thành phố, nên Công ty chƣa có cơ sở quỹ tiền lƣơng để xây dựng hệ

thống thang lƣơng, bảng lƣơng. Vì vậy Công ty đang thực hiện tạm ứng lƣơng chi trả cho ngƣời lao động.

Công ty thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ để giải quyết các chế độ, chính sách cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên việc giải quyết nhiều chế độ cho ngƣời lao động bị chậm, chƣa kịp thời, ảnh hƣởng đến quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động.

Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích

Thời gian qua, các tổ chức của ngành, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành đã có nhiều cố gắng trong việc phát huy hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành KT-XH.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong ngành thủy lợi kh

nguồn nhân lực của ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, côn

sản xuất, dân sinh.

Thực tế đã cho thấy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả khai thác công trình thủy lợi

khai thác công trình thủy lợi

Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhƣng ngành thủy lợi cũng còn nhiều tồn tại, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi và cần đƣợc đổi mới, nâng cao hiệu quả.

Các đánh giá gần đây cho thấy, hiệu quả khai thác công trình thủy lợi chƣa cao, chậm đổi mới theo cơ chế thị trƣờng, công tác thủy nông cơ sở chƣa phát huy đƣợc vai trò của ngƣời dân, KH-CN trong thuỷ lợi chƣa bám sát yêu cầu sản xuất, nhận thức và chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế.

Công tác thủy lợi đang đứng trƣớc những thách thức mới, trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Chƣơng trình xây dựng NTM đang đƣợc triển khai rộng khắp.

Quán triệt Nghị quyết số 26-NQ/TƢ và Nghị quyết số 13-NQ/TƢ, Bộ NN-PTNT xác định nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi đƣợc là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất hiện nay.

Điều này đã đƣợc khẳng định thông qua Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý KTCTTL đã đƣợc phê duyệt kèm theo Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ trƣởng Bộ NN-PTNT. Một trong những giải pháp cơ bản của Đề án này là đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý KTCTTL.

- Mở lớp tập huấn từ năm 2012 đến 2016, Công ty đã phối hợp với phòng Sở NN và PTNT Hà Nội, chi cục thủy lợi Hà Nội đã tham mƣu mở 5 lớp tập huấn bồi dƣỡng về công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, về các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành, mỗi lớp tập huấn đƣợc tổ chức trong một ngày. Sự quan tâm này thể hiện một bƣớc tiến vƣợt bậc trong nhận thức của lãnh đạo công ty. Có thể đánh giá tình hình tập huấn công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi đƣợc tổ chức qua bảng tổng hợp dƣới đây:

Bảng 6: Tình hinh tập huấn công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi sông Tích STT Năm Số lớp SL học

viên Đối tƣợng tham gia Nội dung tập huấn Cán bộ giảng dạy

01 2012 01 88

Cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi

Phổ biến văn bản QPPL về ngành Lãnh đạo NN và PTNN; Chi cục thủy lợi Hà Nội 02 2013 01 58 Cán bộ lãnh đạo và cán bộ thuộc hệ thống các trạm và xí nghiệp thủy lợi

Triển khai và đề xuất đƣợc các giải pháp về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích

Lãnh đạo NN và PTNN; Chi cục thủy lợi Hà Nội 03 2014 01 90 Cán bộ lãnh đạo và cán bộ thuộc hệ thống các trạm và xí nghiệp thủy lợi

Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý KTCTTL đã đƣợc phê duyệt kèm theo Quyết định số 784/QĐ-BNN- TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ trƣởng Bộ NN-PTNT Lãnh đạo NN và PTNN; Chi cục thủy lợi Hà Nội 04 2015 01 126

Các nhân viên làm việc ở trạm và xí nghiệp thủy lợi

Triển khai phổ biến các văn bản QPPL về ngành; hƣớng dẫn để nâng cao năng lực cho đội ngũ KTCTTL; diễn tập 1 số tình huống có thể xảy ra Lãnh đạo NN và PTNN 05 2016 01 58 Cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi

Phổ biến văn bản QPPL về ngành

Lãnh đạo NN và PTNN; Chi cục thủy lợi Hà Nội

Việc tổ chức các khoá tập huấn đã góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, về các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành.

Mặc dù các lớp tập huấn đƣợc tổ chức nhƣng hiệu quả không cao. Nội dung của các đợt tập huấn chủ yếu triển khai, phổ biến thực hiện các văn bản của nhà nƣớc quy định về công tác văn thƣ, lƣu trữ mà chƣa đi sâu vào các nội dung văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức tập huấn còn chƣa thu hút đƣợc ngƣời học, bản thân ngƣời tham gia tập huấn chƣa ý thức đầy đủ về vai trò pháp luật của ngành thủy lợi nên chƣa nghiêm túc trong quá trình nghe giảng. Một số giảng viên chƣa nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm giảng day nên chất lƣợng bài giảng bi hạn chế. Mặt khác, thời gian tập huấn ngắn cũng là một nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả của các đợt tập huấn.

- Tổ chức tham quan học tập, thực tế:

Ngoài biện pháp tổ chức tập huấn, việc cử cán bộ đi tham quan học tập kinh nghiệm cũng đƣợc chú trọng. Trong 5 năm qua Công ty Thủy lợi đã tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi học tập ở một số công ty Thủy lợi ở các tỉnh để bản thân họ hiểu đƣợc vai trò của công việc họ đang đảm nhiệm.

Nhìn chung, công tác đào tạo, tập huấn trên thực tế chƣa đƣợc triển khai đồng bộ, chƣa có chƣơng trình, đề án tổng thể từ các Bộ, ngành, chỉ đƣợc triển khai ở một số địa phƣơng mang tính tự phát, một số cán bộ đào tạo, triển khai các cơ chế chính sách chƣa hiểu đầy đủ các nội dung quy định trong các văn bản quan trọng, nhƣ: Pháp lệnh, Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn (triển khai chính sách miễn thuỷ lợi phí, xác định quy mô cống đầu kênh, tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, nông dân tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi), dẫn đến hiệu quả áp dụng chính sách chƣa cao.

2.2.5 Công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Sông Tích Tích

Quản lý tài chính là một trong những chức năng quản lý cơ bản là quan trọng nhất, có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động và sự phát triển của một doanh nghiệp. Quản lý tài chính là một lĩnh vực khá rộng lớn, chứa đựng nội dung rất phong phú. Một quyết định tài chính không đƣợc cân nhắc, hoạch định kỹ lƣỡng có thể gây những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nên kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Sông Tich là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Quản lý khai thác vận hành Công trình Thủy lợi phục vụ tƣới tiêu nông nghiệp và phát triển dân sinh kinh tế, đây là một lĩnh vực đòi hỏi tiềm lực lớn về tài chính. Hoạt động của công ty chủ yếu gắn với các dự án đầu tƣ với số vốn lớn, thời gian thi công và thu hồi vốn kéo dài nên sẽ có nhiều mối quan hệ tài chính phát sinh.

Năm 2016, hoạt động tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Đến ngày 21/9/2016 mới có quyết định đặt hàng tạm thời của UBND thành phố, kinh phí đƣợc cấp cho hoạt động thƣờng xuyên của Công ty đến nay mới đạt đƣợc 31,354/60,082 tỷ đồng, đạt 51,5% trên tổng kinh phí đặt hàng tạm thời theo cấp bù miễn thu TLP.

Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2016, Công ty mới đƣợc Ban quản lý dịch vụ Thủy lợi tạm ứng kinh phí 18,154 tỷ đồng, đến tháng 10/2016 mới tạm ứng tiếp kinh phí vụ Mùa 13,200 tỷ đồng. Đây là điều khó khăn rất lớn trong công tác cân đối thu chi của Công ty, dẫn đến nợ tiền lƣơng, ảnh hƣởng đến giải quyết các chế độ cho ngƣời lao động, nợ đọng tiền điện, tiền bảo hiểm xã hội…

- Khắc phục những khó khăn trên, công tác tài chính tại Công ty vẫn cố gắng đảm bảo thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính tại doanh nghiệp: lập kế hoạch tài chính năm kịp thời, đúng chế độ, chính sách của Nhà nƣớc; mở sổ sách kế toán, theo dõi, cập nhật chứng từ thu, chi đầy đủ, chính xác; thƣờng xuyên kiểm tra, hƣớng dẫn các đơn vị lập chứng từ thu chi và hồ sơ đúng quy định; thực hiện chi tiêu đúng nguồn vốn, đúng mục đích; thƣờng xuyên cân đối thu chi thực hiện với kế hoạch đặt hàng để đảm bảo đúng hợp đồng đặt hàng đã ký kết; thực hiện tốt các chế độ báo cáo, số liệu báo cáo trung thực, rõ ràng; khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính năm đạt chất lƣợng tốt.

Tổng hợp doanh thu (đến 9/2017):

Doanh thu thuần dịch vụ thủy nông: 18.453.717.000 đ Ngân sách cấp kinh phí hoạt động: 18.154.000.000 đ

Ngân sách cấp chi phí hoạt động TC năm 2016: 18.154.000.000đ Tiền mặt hồ chứa thủy lợi để nuôi trồng thủy sản: 299.717.000đ Mặt nƣớc suối Hai: 100.000.000đ

Mặt nƣớc hồ Đồng Mô: 199.717.000đ Thu nhập hoạt động tài chính: 24.714.700đ Tổng doanh thu: 18.478.431.700đ

2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích

Có thể khẳng đinh rằng, muốn thực hiện một cách hiệu quả chức năng quản lý nhà nƣớc thì thanh tra, kiểm tra là một khâu đặc biệt quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 60)