Những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý khai thác và bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 48 - 51)

2.1. Hệ thống thủy lợi Sông Tích

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý khai thác và bảo vệ

vệ các công trình thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích

Thuận lợi:

Quản lý về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích luôn nhận sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ mọi mặt của UBND Thành phố, các Sở, ngành chức năng, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Hà Nội và Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ; sự phối kết hợp của các huyện, thị trên địa bàn quản lý, sự ủng hộ của các đơn vị dùng nƣớc trong hệ thống.

Hệ thống công trình thuỷ lợi đã và đang đƣợc Thành phố quan tâm tu bổ, nâng cấp, ngày càng đảm bảo tốt hơn năng lực tƣới tiêu, phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên, ngƣời lao động Công ty có năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết nhất trí, có tinh thần khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Khó khăn:

Các công trình Công ty quản lý phân bố trên địa bàn rộng, phân tán, việc vi phạm Pháp lệnh Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi diễn ra ngày càng nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ công trình trong thực hiện nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp toàn hệ thống.

Một số chính sách của Nhà nƣớc, của Thành phố về thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật, đặt hàng, về lao động tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội chƣa

thống nhất, tạm ứng kinh phí ít, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện, điều hành tại doanh nghiệp.

Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, cũng nhƣ sự hỗ trợ của các chƣơng trình, dự án, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn đƣợc đầu tƣ xây dựng, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nƣớc tƣới cho đồng ruộng, giúp các địa phƣơng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lƣợng cây trồng.

Trong những năm trở lại đây diễn biến thời tiết phức tạp, cùng với việc biến đổi khí hậu ngày một tăng cao, từ đó đã dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn nƣớc trên các trên sông quanh hệ thống nhƣ sông Hồng, sông Đáy, sông Tích và các Hồ chứa. Vì thế để đảm bảo phục vụ sản xuất các công trình tƣới thƣờng xuyên hoạt động liên tục, kéo dài song vẫn không đáp ứng với lƣu lƣợng tƣới thiết kế. Do vậy thiết bị và máy móc thƣờng xuyên hỏng hóc, sự cố do vận hành quá tải. Bên cạnh đó vào mùa mƣa, các hệ thống tiêu chủ yếu là tiêu ra 2 sông nội địa là sông Tích và sông Đáy. Các công trình tiêu đƣợc xây dựng từ lâu với hệ số tiêu nhỏ, khoảng 3,5 l/s-ha. Mỗi năm tuy cũng có đầu tƣ nâng cấp, nạo vét khơi thông nhƣng khả năng tiêu thoát úng vẫn không đáp ứng với yêu cầu tiêu hiện tại, thƣờng xuyên gây úng ngập cục bộ. Tỉ lệ giảm năng suất cây trồng hàng năm từ 20-30%, cá biệt có năm tới 50%. Mặt khác do tình trọng thiếu nƣớc kéo dài nhiều tháng cũng gây ảnh hƣởng tới sinh hoạt và môi trƣờng do các ao hồ nhỏ trong vùng bị cạn kiệt không có nguồn bổ sung.

Mặc dù đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát triển thủy lợi, hệ thống thủy lợi Sông Tích đã đƣợc UBND thành phố đặc biệt quan tâm đầu tƣ cả về công trình cũng nhƣ xây dựng phƣơng án quản lý, tuy vậy vẫn còn một số diện tích tƣới, tiêu chƣa đƣợc chủ động, thiếu hiệu quả gây khó khăn trong việc phục vụ sản xuất.

Hơn thế nữa, trong những năm tiếp theo hệ thống công trình thủy lợi Sông Tích nói riêng cũng nhƣ công tác thủy lợi nói chung đang đứng trƣớc nhiều khó khăn và thách thức của tình hình diễn biến thời tiết càng ngày càng phức tạp hơn, nguồn nƣớc ngày càng khan hiếm do tác động của biến đổi khí hậu; tình trạng nguồn nƣớc bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do phát triển kinh tế; thiên tai lũ lụt, hạn hán ngày càng xảy ra khốc liệt. Hiện nay trong hệ thống thủy lợi Sông Tích, còn rất nhiều công trình thủy lợi chƣa phát huy hết tiềm năng, công suất và hiệu quả theo thiết kế; cơ chế, chính sách trong lĩnh vực thủy lợi còn nhiều tồn tại, bất cập, mang nặng tính bao cấp, chủ yếu trông chờ từ ngân sách Nhà nƣớc; thiếu cơ chế chính sách phù hợp để tạo động lực và phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia đầu tƣ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và thành phố; quá trình đô thị hóa tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu, cụm công nghiệp mới đƣợc xây dựng; nhiều tuyến đƣờng Quốc lộ, thành phố lộ đƣợc đầu tƣ xây dựng. Sử dụng diện tích đất nông nghiệp, công trình thủy lợi làm thay đổi diện tích nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa giảm, diện tích khu đô thị, khu công nghiệp tăng cao. Do vậy, làm phá vỡ quy hoạch thủy lợi, khó khăn cho quá trình tƣới, tiêu cho diện tích đất nông nghiệp và dân sinh; trong khi đó mức tiêu cho khu đô thị và công nghiệp cần phải cao hơn cho phục vụ sản xuất nông nghiệp nhiều.

Chính vì vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho phù hợp và hiệu quả nhất với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)