Hoàn thiện thể chế chính sách về khai thác và bảo vệ các công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 87)

trình thủy lợi

Hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay, chi phí đầu tƣ thấp nhƣng hiệu quả đạt đƣợc là rất lớn.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đƣợc cho là quan trọng nhất. Hoàn thiện thể chính sách quản lý, khai thác công trình thủy lợi để xóa bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp, cơ chế quản lý theo mệnh lệnh hành chính và phân phối theo hình thức "cào bằng"; tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoàn thiện các cơ chế chính sách để các doanh nghiệp hoạt động phù hợp với cơ chế thị trƣờng; minh bạch hóa các quan hệ kinh tế, khắc phục tình trạng công - tƣ chồng chéo và quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu. Phân phối thu nhập phải dựa vào kết quả đầu ra, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm. Nhƣ vậy mới tạo đƣợc động lực cho phát triển, phát

huy tính năng động sáng tạo của ngƣời lao động, phát huy vai trò chủ thể của ngƣời hƣởng lợi, đẩy mạnh xã hội hoạt động thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc.

Để hoàn thiện thể chế chính sách tạo động lực nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi, xin đề xuất một số giải pháp sau:

Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ trƣởng Bộ NN-PTNT, tạo sự nhất trí cao trong tất cả các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng để nâng cao hơn nữa nhận thức và có chƣơng trình hành động cụ thể phù hợp với từng cấp, từng đơn vị trong ngành.

Khẩn trƣơng xây dựng, rà soát, sửa đổi bổ sung khung thể chế chính sách nhằm chuyển đổi phƣơng thức hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Thủy lợi thay thế Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 hiện đã quá bất cập và mâu thuẫn với nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác tạo lập khung pháp lý để tổ chức thực hiện.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách để các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tƣ nhân theo phƣơng thức đối tác công tƣ, từng bƣớc hình thành thị trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Trƣớc mắt tập trung xây dựng, ban hành bộ định mức kinh tế - kỹ thuật; hƣớng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ; quy định nội dung và phƣơng pháp đánh giá nghiệm, thanh toán theo kết quả đầu ra; hƣớng dẫn lập giá, đơn giá... để thực hiện ngay phƣơng thức đặt hàng, tiến tới đấu thầu theo quy định tại Nghị định 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

Sửa đổi bổ sung quy định về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo hƣớng trao quyền và trách nhiệm cho ngƣời hƣởng lợi, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của ngƣời dân trong

miễn giảm thủy lợi phí trực tiếp cho các đối tƣợng đƣợc miễn giảm.

Điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tƣ thủy lợi theo hƣớng ƣu tiên đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống kênh mƣơng, công trình trên kênh để bảo đảm thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tƣới tiêu; đầu tƣ hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ khu vực duyên hải Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long; đầu tƣ tu sửa, nâng cấp bảo đảm an toàn hồ chứa nƣớc; đầu tƣ áp dụng công nghệ tƣới tiên tiến, tiết kiệm nƣớc và áp dụng mô hình canh tác thông minh.

Triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành thủy lợi theo Quyết định số 794/QĐ-BNN-CTTL ngày 21/4/2014 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT.

Củng cố hoàn thiện bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Rà soát điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, bảo đảm quản lý thống nhất theo ngành tránh chồng chéo; phân tách rõ chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng chủ sở hữu nhà nƣớc; chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc và chức năng cung cấp dịch vụ công của nhà nƣớc; chú trọng củng cố bộ máy quản lý nhà nƣớc về thủy lợi ở cấp huyện và cấp xã nhất là các địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa.

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý thủy nông cơ sở phù hợp với mô hình xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm sản xuất và tập quán sinh sống của nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân.

Đổi mới cơ chế chính sách tài chính về quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Đổi mới cơ chế chính sách tài chính theo hƣớng tạo khung pháp lý để huy động, tạo lập các vốn của xã hội và sử dụng các nguồn vốn có hiệu

quả, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm tài chính bền vững cho các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị về tài chính, sử dụng lao động, kế hoạch sản xuất, liên doanh liên kết và phân phối thu nhập. Hỗ trợ, ƣu đãi các hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của công trình tạo thêm nguồn thu cho đơn vị, giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc. Có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân sử dụng nƣớc tiết kiệm, áp dụng các biện pháp tƣới tiên tiến.

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực gắn với định hƣớng Chiến lƣợc Phát triển thuỷ lợi Việt Nam, Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 9/10/2009, số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011.

Có chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực cho số cán bộ hiện có. Đổi mới cơ chế chính sách trả lƣơng trả thƣởng dựa theo kết quả đầu ra tạo môi trƣờng và động lực phát huy tính năng động sáng tạo của ngƣời lao động, thu hút nhân tài.

3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức người dân về pháp luật khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Để hạn chế các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng nhƣ để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì tuyên truyền pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho ngƣời dân là một trong những giải pháp quan trọng. Giải pháp này giúp ngƣời dân hiểu rõ và tuân thủ pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi một cách nghiêm

túc và có ảnh hƣởng lâu dài trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của mỗi ngƣời dân.

Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích giải pháp này cần đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với hình thức đa dạng, nội dung phong phú hơn. Để giải pháp tuyên truyền về ý thức chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đạt hiệu quả cao và thật sự ngấm vào suy nghĩ, ngấm vào ý thức của mỗi ngƣời khi nó có nội dung thiết thực phù hợp với thực tiễn địa phƣơng, có hình thức phong phú và có đội ngũ tuyên truyền viên nhiệt huyết và đủ trình độ chuyên môn về lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Chỉ khi nào công tác tuyền truyền đạt hiệu quả thì khi đó mỗi cá nhân mới ý thức đƣợc những việc nên làm, không nên làm, hiểu đƣợc những hành vi nào cần lên án…thông qua công tác tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi sẽ ăn sâu vào tâm trí và hành động của mỗi cá nhân và tổ chức.

Khi chƣa thấy rõ đƣợc hậu quả của việc nhà sụt lún, đổ sập, ô nhiễm môi trƣờng, gây ách tắc dòng chảy, thiếu nƣớc tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp do lấn chiếm trái pháp, khi chƣa thấy đƣợc những trƣờng hợp nhà của công trình xây dựng kiên cố bị phá dỡ do xây dựng lấn chiếm công trình thủy lợi, khi chƣa thấy đƣợc sự thiệt hại do việc phá hoại công trình thủy lợi gây ra thì ý thức tuân thủ pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của ngƣời dân còn khá hời hợt, do đó cách tốt nhất là các cơ quan quản lý thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích cần đẩy mạnh tuyên truyền, có nhƣ vậy ngƣời dân mới thực sự hiểu đƣợc những mối de dọa, những thiệt hai do lấn chiếm trái phép công trình thủy lợi gây ra, những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra do việc không tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi mang lại. Khi chƣa hiểu rõ những hành vi vi phạm hành chính

trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì ngƣời ta cứ vô tƣ làm nhƣng khi đã đƣợc tuyên truyền đó là những hành vi vi phạm sẽ bị phá dỡ, sẽ bị xử phạt nặng thì phân nào ngƣời ta sẽ hạn chế và dần dần từ bỏ những hành vi vi phạm của mình. Khi đó họ sẽ tự ý thức đƣợc những việc mình đƣợc làm, cần làm, nên làm và không đƣợc làm… Do đó để hạn chế những vi phạm hành chính trong hoạt

ý thức của ngƣời dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì nên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền.

Để công tác tuyên truyền tốt cần có sự tham gia của toàn xã hội, các cấp các ngành có liên quan và mỗi ngƣời dân. Các cơ quan quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích phải thƣờng xuyên, liên tục và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể trong công tác tuyên truyền pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Ngày càng đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận đặc biệt là thông qua các kênh truyền hình, truyền thông của địa phƣơng.

Để giải pháp này đƣợc triển khai hiệu quả thì các cơ quan nhà nƣớc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích cần chú trọng vào một số nội dung sau:

Thứ nhất là xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên đủ nhiệt huyết và đủ năng lực chuyên môn về xây dựng. Công tác tuyên truyền pháp luật xây dựng chỉ đạt hiệu quả cao khi chính những ngƣời làm công tác tuyên tuyền có năng lực chuyên môn và có có tinh thần trách nhiệm trong việc tuyên truyền. Đội ngũ tuyên truyền nắm vững chuyên môn sẽ giúp cho đối tƣợng đƣợc tuyên truyền nắm vững những quy định liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Có năng lực kết hợp với sự nhiệt huyết thì khi đó công tác tuyên truyền sẽ trở nên hiệu quản hơn.

Thứ hai là đa dạng hình thức tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền phong phú với những hình ảnh minh họa cụ thể sẽ góp phần giúp ngƣời dân hiểu đƣợc những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng nhƣ giúp ngƣời dân hiểu đƣợc những tác hại cũng nhƣ những rủi ro và thiệt hại do sự vi phạm các quy định trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi mang lại. Đa dạng hình thức tuyên tuyền bằng cách ngoài việc tuyên truyền theo các cách truyền thống nhƣ trên báo đài, ti vi thì có thể tổ chức tuyên tuyền qua việc lồng ghép các nội dung tuyền truyền trong các buổi hợp tổ dân phố, khu phố… cử cán bộ chuyên trách tham gia các buổi nói chuyện về pháp luật khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ở các trƣờng học, phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tận từng khu phố…tổ chức các chƣơng trình văn nghệ, giao lƣu giữa các đơn vị, cơ quan để nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Thứ ba đó là nội dung tuyên truyền phải thiết thực liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nội dung tuyên truyền thiết thực sẽ giúp cho ngƣời dân nắm vững đƣợc quy định của pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và cũng giúp cho công tác tuyên truyền hạn chế đƣợc thời gian và đi vào trọng tâm quy định, vấn đề cần tuyên truyền.

Để công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đƣợc hoàn thiện thì giải pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho ngƣời dân đƣợc kết hợp và thực hiện đồng bộ cùng với các giải pháp còn lại.

3.2.4. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phụ thuộc rất lớn vào bộ máy quản lý cụ thể là những cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình

thủy lợi. Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì cần phải kiện toàn bộ máy quản lý và đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn thực thi công vụ về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của đội ngũ cán bộ, công chức.

Trƣớc mắt cần rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về thủy lợi, kể cả đội ngũ thanh tra chuyên ngành các cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nhận thức cho các đối tƣợng thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và an toàn đập. Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ công chức quản lý về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lƣợng không đồng đều, không phải ai cũng có bằng cấp chuyên môn về thủy lợi, một bộ phận đƣợc hình thành từ các phòng trào đoàn và các lĩnh vực hoạt động khác do đó để đảm bảo đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đều làm đƣợc việc và làm tốt công việc thì các cơ quan ban ngành cần rà soát lại và có sự điều chuyển đối với những ngƣời không đảm bảo năng lực. Đối với đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu kinh nghiệm, còn trẻ thì cần làm tốt công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách cấp kinh phí cho đi học các khóa ngắn hạn và dài hạn tùy thuộc vào tình hình thực tế của đơn vị và kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích (Trang 87)