2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của tình trạng này là do chính quyền một số địa phƣơng chƣa tích cực vào cuộc, thiếu kiên quyết và phần lớn chỉ nhắc nhở nên không đủ sức răn đe. Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của huyện, chính quyền cơ sở với công ty chƣa chặt chẽ, dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý chƣa kịp thời và triệt để.
- Chậm đổi mới theo cơ chế thị trường, duy trì quá lâu cơ chế bao cấp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi
Hiện nay, trên 90% doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên cả nƣớc hoạt động theo phƣơng thức giao kế hoạch công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi. Cơ chế này một mặt thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành, mặt khác hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lƣợng cán bộ, công nhân viên có xu thế ngày càng tăng; hệ thống công trình thủy lợi bị xuống cấp
nhanh; chất lƣợng cung cấp dịch vụ thấp; thiếu cơ chế để phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, nƣớc, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác của tổ chức quản lý khai thác để tăng nguồn thu. Nhiều hệ thống công trình thủy lợi có tiềm năng khai thác để cấp nƣớc sạch nông thôn, cấp và tiêu thoát nƣớc đô thị, công nghiệp, dịch vụ cũng nhƣ cho nông nghiệp công nghệ cao... nhƣng đã không đƣợc tận dụng triệt để. Phƣơng thức hoạt động nhƣ vậy dẫn tới cơ chế tài chính thiếu bền vững, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, cơ chế bao cấp đã hạn chế thu hút đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tƣ xây dựng, quản lý khai thác công trình.
- Quản lý thủy nông cơ sở chưa phát huy được vai trò chủ thể và quyết định của người dân, sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương
Việc thành lập và hoạt động của tổ chức thủy nông cơ sở còn mang nặng tính áp đặt, thiếu sự tham gia chủ động, tích cực của ngƣời dân. Đây là nguyên nhân quan trọng, cơ bản nhất khiến nhiều tổ chức thiếu bền vững.
Chƣa làm rõ chủ trƣơng miễn, giảm thủy lợi phí của nhà nƣớc làm cho một bộ phận cán bộ, ngƣời dân coi công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi là nhiệm vụ của nhà nƣớc dẫn tới tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào nhà nƣớc, sử dụng nƣớc lãng phí.
Việc hỗ trợ ngƣời dân thông qua chính sách miễn, giảm thủy lợi phí là cần thiết nhƣng phƣơng thức chi trả theo hình thức gián tiếp (phần lớn cấp bù qua doanh nghiệp), nên chƣa gắn kết đƣợc trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với ngƣời hƣởng lợi, giảm tiếng nói, vai trò giám sát của ngƣời dân trong dịch vụ cung cấp nƣớc đồng thời tạo tâm lý sử dụng nƣớc lãng phí.
Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý bất cập hiện nay đã hạn chế sự tham gia của các thành phần kinh tế và ngƣời hƣởng lợi trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là ngƣời dân chƣa đƣợc tạo điều kiện, cơ chế để tham gia.
Chính quyền cấp xã và các tổ chức đoàn thể cơ sở chƣa quan tâm đến quản lý công trình thủy lợi, mà coi đó là trách nhiệm của nhà nƣớc, của các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn. Nhiều công trình thủy lợi phân cấp cho xã quản lý nhƣng không có chủ quản lý thực sự.
- Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nguồn nhân lực còn hạn chế
Khoa học công nghệ mặc dù đƣợc quan tâm đầu tƣ rất nhiều bằng nguồn lực trong nƣớc và quốc tế nhƣng việc áp dụng và hiệu quả hạn chế: Khoa học công nghệ chƣa bám sát hoặc dự báo đúng nhu cầu thực tế, chậm áp dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra quyết định trong phòng chống thiên tai; nguồn lực phân tán, dàn trải, năng lực công nghệ không đƣợc nâng cao, không đƣợc đơn vị sản xuất chấp nhận. Số lƣợng đề tài khoa học công nghệ có kết quả ứng dụng vào sản xuất rất thấp (20- 30%), hoặc chỉ đƣợc áp dụng trong phạm vi hẹp, không có tác động lớn cho phát triển thủy lợi; còn nặng về công nghệ, xem nhẹ nghiên cứu nâng cao năng lực thể chế, làm luận cứ cho xây dựng cơ chế, chính sách. Hiệu quả hợp tác quốc tế trong việc ứng dụng, học tập kinh nghiệm quốc tế về quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thấp.
Cơ chế quản lý không tạo đƣợc động lực và nhiều lúc còn là rào cản cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là các dự án đầu tƣ công. Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo động lực, đổi mới công tác quản lý khai thác, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành công trình thủy lợi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhất là kỹ thuật sử dụng nƣớc tiết kiệm.
- Cải cách thể chế, cải cách hành chính chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước chưa cao
Quản lý khai thác công trình thủy lợi chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế bao cấp, với hình thức giao kế hoạch, theo cơ chế cấp phát-thanh toán không
gắn với số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm nên việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, gây nên sự trì trệ, yếu kém trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Vai trò của các cơ quan chuyên ngành mờ nhạt trong khi cơ quan cấp phát không chịu trách nhiệm đến kết quả cuối cùng, chƣa tạo sự chủ động cho tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Phân phối lƣơng không dựa vào kết quả làm bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp.
Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để ngƣời dân tham gia xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi nội đồng. Thiếu cơ chế, động lực để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chất lƣợng cao. Thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của nhà nƣớc.
Phân giao nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc của cơ quan chuyên ngành và các cơ quan phối hợp trong quản lý tài nguyên nƣớc, quản lý khai thác công trình thủy lợi thiếu tính khoa học và chƣa phù hợp với xu hƣớng đổi mới quản lý dịch vụ công theo cơ chế thị trƣờng.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi chƣa phù hợp, nên hiệu lực và hiệu quả chƣa cao.
- Nhận thức về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi còn hạn chế Nhận thức của một số lãnh đạo quản lý và ngƣời dân chƣa đúng, chƣa đủ về các chính sách hiện hành trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thủy lợi phí. Phần lớn hiểu chính sách miễn, giảm thủy lợi phí là bỏ thủy lợi phí, trong khi đó thực chất đây là hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm giảm gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp cho ngƣời dân và có nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp công trình. Do vậy, đã không phát huy đƣợc sự tham gia của ngƣời dân trong quản lý khai thác công trình thủy lợi, đặc biệt là công trình thủy lợi nội đồng. Ở một số địa phƣơng, ngƣời dân không nộp thủy lợi phí nội đồng, coi công tác thủy lợi là trách nhiệm của Nhà nƣớc. Tƣ tƣởng ỷ lại vào Nhà nƣớc vẫn còn nặng nề, đặt nặng
vấn đề đầu tƣ xây dựng công trình, xem nhẹ quản lý, chƣa khơi dậy và huy động đƣợc sức mạnh toàn dân, toàn xã hội tham gia vào xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Trong khi đó một số xã bố trí công chức kiêm nhiệm về thủy lợi nhƣng hoạt động chƣa hiệu quả. Mặt khác, ý thức của một bộ phận ngƣời dân không cao, chƣa nhận thức đúng quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.
- Hàng năm, nguồn kinh phí đầu tƣ cho thủy lợi chƣa đƣợc rồi dào, chƣa đáp ứng theo nhu cầu thực tế.
- Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đô thị và các khu dân cƣ trong vùng, diện tích đô thị, công nghiệp tăng mạnh; diện tích mặt nƣớc, ao hồ, dòng dẫn thu hẹp, dung tích trữ nƣớc giảm. Đặc biệt là tình trạng xả thải vào kênh tiêu làm ô nhiễm cho nguồn nƣớc…
- Tình trạng mƣa, lũ diễn biến bất thƣờng gây úng trên địa bàn với cƣờng độ mạnh, lớn về lƣợng vƣợt tần suất thiết kế.
- Thời gian gần đây, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn nói chung và hệ thống thủy lợi Sông Tích nói riêng đang bị các tổ chức, cá nhân vi phạm với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Các vi phạm công trình thủy lợi chủ yếu là: Trồng cây, làm nhà tạm, nhà xƣởng, nhà kiên cố trên bờ kênh; chắn đăng đó, nuôi gia cầm, thủy sản trong lòng kênh, đổ rác thải, phế thải, xả nƣớc thải chƣa qua xử lý vào lòng kênh gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng lớn tới khả năng phục vụ của công trình.
- Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập.
Phân cấp đầu tƣ chƣa phù hợp, phân cấp mạnh nhƣng thiếu sự quản lý tập trung thống nhất và khả năng cân đối nguồn lực của Trung ƣơng, thiếu chế tài kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
Công tác tổ chức quản lý và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng còn yếu. Việc tổ chức quản lý và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, công tác bảo trì hệ thống kết
cấu hạ tầng chƣa đƣợc chú trọng. Phƣơng thức quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng còn lạc hậu. Việc đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, khai thác kinh doanh, tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác hệ thống kết cấu ha tầng chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức.
Một trong những nguyên nhân cũng cần phải đề cập đến đó là sự thiết nhất quán và việc pháp lý hóa các quy hoạch phát triển còn yếu, dẫn đến quy hoạch dễ bị phá vỡ, phải điều chỉnh nhiều.
Sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phƣơng trong phát triển kết cấu hạ tầng chƣa tốt, tiến độ đầu tƣ vì vậy cũng không đƣợc bảo đảm đồng bộ để đƣa vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chƣơng 2 tác giả tập trung phân tích thực trạng để làm rõ bức tranh toàn cảnh về quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích. Mở đầu chƣơng 2 tác giả giới thiệu tổng quát về hệ thống thủy lợi Sông tích và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích để tìm kiếm những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Sông Tích. Tiếp đến khái quát hóa về tình hình khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích và tập trung phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Sông Tích trên cơ sở khung lý luận đã đề cập ở chƣơng 1. Trên cơ sở phân tích thực tế tác giả tiếp tục đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích để tìm ra những kết quả đạt đƣợc, những mặt hạn chế còn gặp phải và tìm ra các nguyên nhân để đề xuất các giải pháp trong chƣơng 3.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH