Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 41)

- Cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương

Ngoài việc được tôn vinh, khen thưởng bằng hiện vật và tiền thưởng thì các chính sách kèm theo như xem xét bổ nhiệm, cử đi đào tạo, nâng bậc lương trước thời hạn.... sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các phong trào thi đua, tạo động lực mạnh mẽ để người lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất, công tác và học tập. Ngược lại, nếu chính quyền địa phương không quan tâm đến việc xây dựng cơ chế, chính sách trong thi đua, khen thưởng thì không tạo được bước đột phá trong công tác thi đua, khen thưởng.

- Sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương

Khi nào, ở đâu cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng thì ở đó các phong trào thi đua lên cao và đi vào thực chất, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đạt được mục tiêu. Ngược lại, khi nào, ở đâu cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương thờ ơ, không quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, không nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của thi đua, khen thưởng thì ở đó phong trào thi đua hời hợt, chiếu lệ, không phát huy được hiệu quả; công tác khen thưởng mang tính hình thức, không khách quan, không công bằng.

- Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng

Bộ máy và trình độ của cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng có tác động không nhỏ tới hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng được tổ chức tinh gọn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng cao là yếu tố thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Ngược lại, sẽ là yếu tố kìm hãm hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

- Văn hóa tổ chức và ý chí nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị

Ở những tổ chức có truyền thống thi đua yêu nước, người người thi đua, nhà nhà thi đua thì công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng dễ huy động được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị. Thực tế cho thấy ở một số cơ quan, đơn vị việc thực hiện bình xét thi đua, khen thưởng có hiện tượng cào bằng, luân phiên, tập trung vào một bộ phận, dựa vào ý chí của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tinh thần phê bình và tự phê bình không cao, cả nể... điều đó làm giảm tác dụng của thi đua, khen thưởng, tạo ra những đợt sóng ngầm trong tổ chức, dẫn đến có biểu hiện so đua, ganh đua, không tích cực.

Tiểu kết chƣơng 1

Về cơ bản,Chương 1 đã xây dựng và nêu ra một số khái niệm về thi đua và khen thưởng, xác định được thẩm quyền quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần phải có một tổ chức đủ lớn mạnh để bao trùm, quản lý nhiệm vụ thi đua, khen thưởng trên mọi mặt của đời sống xã hội và thông qua những lợi ích quản lý mà Nhà nước mang lại, có thể thấy sự quản lý của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng là rất cần thiết.

Các nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đã được tác giả phân tích và làm rõ nội hàm cùng với việc phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này nhằm đem lại góc nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về vấn đề nghiên cứu.

Trên cơ sở tiếp cận cơ sở lý luận và pháp lý, Chương 1 đã góp phần rút ngắn thời gian kiểm nghiệm tính ứng dụng của lý thuyết trong đời sống, nâng cao giá trị cơ sở khoa học và luận văn đưa ra.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG

TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng khen thưởng

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Ủy ban nhân dân và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện đã kịp thời ban hành các chỉ thị, kế hoạch, công văn phát động phong trào thi đua yêu nước, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng trên địa bàn huyện, triển khai đến các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn. Ủy ban nhân dân huyện đã kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, kiện toàn Hội đồng Xét sáng kiến cấp huyện, Thông báo phân công thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện phụ trách các cụm, khối thi đua của huyện.

Thông qua công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các chỉ thị, kế hoạch, công văn, của Trung ương và Thành phố, có 100% cơ quan, đơn vị đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện đã chú trọng hơn công tác đổi mới nội dung, phương thức tổ chức phát động phong trào thi đua, công tác thi đua, khen thưởng; thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động cụm, khối thi đua; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng; công tác nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong phong trào thi đua, tạo sự chuyển biến tích cực ở từng

địa phương, cơ quan, đơn vị với tinh thần trách nhiệm cao, quan tâm đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương “người tốt - việc tốt”, các giải pháp mới và sáng kiến có hiệu quả thiết thực từ phong trào thi đua đã tạo sự lan tỏa rộng khắp trên các lĩnh vực và đời sống xã hội của huyện, đạt những kết quả đáng khích lệ.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Cần Giờ được kiện toàn tại Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 07/06/2017 với 20 thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Chủ tịch Hội đồng và 04 Phó Chủ tịch Hội đồng cùng với 15 ủy viên là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, các Ban Xây dựng Đảng, Huyện ủy đồng thời ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện theo Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 07/06/2017. Hàng năm, Ủy ban nhân dân và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện đều có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Thứ nhất, thông qua cơ quan truyền thông đại chúng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thanh như phòng Văn hóa - Thông tin, Đài truyền thanh huyện, Trung tâm văn hóa huyện phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy nhằm truyền tải các thông tin, nội dung pháp luật mới nhất về công tác thi đua, khen thưởng, cổ vũ, lan truyền tinh thần thi đua trong mọi tầng lớp nhân dân và biểu dương các thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực thông qua các hình thức như diễn tiểu phẩm ngắn, đối thoại trực tiếp trên loa phát thanh. Công khai các nội dung hướng dẫn các thủ tục về khen thưởng kháng chiến như thủ tục cấp đổi bằng, hiện vật khen thưởng kháng chiến, thủ tục khen thưởng kháng chiến đối với cán bộ, thủ tục khen thưởng kháng chiến đối với nhân dân.... trên trang thông tin điện tử của huyện để nhân dân, cán bộ tra cứu, tìm hiểu. Tuy các hoạt động phát thanh, website luôn được duy trì thường xuyên, liên tục nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân là do

nghiệp vụ và các phương tiện kỹ thuật truyền thanh lạc hậu, hiện tượng nhiễu âm, tiếng vang, tín hiệu kém vẫn còn; giao diện website gần gũi với người dùng nhưng nội dung còn nghèo nàn.

Thứ hai, thông qua các cuộc họp, hội nghị chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đều tổ chức phân chia các đơn vị đăng ký tham gia thi đua thành các cụm, khối thi đua cụ thể theo mô hình cụm, khối thi đua của Thành phố. Năm 2018, huyện Cần Giờ đã tham gia các buổi họp Cụm thi đua góp ý dự thảo Quy chế hoạt động cụm thi đua, nội dung ký kết thi đua, kế hoạch hoạt động cụm thi đua IV năm 2018 và sinh hoạt chuyên đề do cụm trưởng triệu tập, kể cả các kỳ họp 06 tháng, 09 tháng, tổng kết, họp công tác kiểm tra, họp giải quyết hồ sơ tồn đọng kháng chiến. Huyện Cần Giờ đã phân chia cụm thi đua phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, đồng thời Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện đã phân công từng thành viên phụ trách các cụm thi đua của huyện, nhờ đó hoạt động các cụm, khối thi đua cụ thể hóa từng nội dung ký kết giao ước thi đua, đăng ký danh hiệu thi đua ở từng cụm được thực hiện một cách nghiêm túc, sinh hoạt cụm thi đua với nhiều chuyên đề có nội dung thiết thực được trao đổi, thảo luận để học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đơn vị trong cụm.

Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ được tổ chức đều đặn, nghiêm túc, một số cụm tổ chức sinh hoạt từ 02 đến 04 chuyên đề trong năm, nội dung sinh hoạt chuyên đề được Cụm trưởng phân công cho các thành viên trong cụm chuẩn bị gắn với chủ đề thi đua năm đề ra và tình hình thực tiễn của cụm, các đơn vị trong cụm luân phiên đăng cai tổ chức với tinh thần đoàn kết, nỗ lực trách nhiệm trách nhiệm và có ý nghĩa thiết thực để giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Nhiều cụm thi đua đã đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động cụm bằng các hình thức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo

được không khí thi đua sôi nổi và huy động đông đảo lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cùng tham gia. Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng cho lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác thi đua của các cơ quan, đơn vị, các xã - thị trấn và ngành giáo dục Đào tạo huyện. Các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức vào thời điểm trước khi các đơn vị tổ chức đánh giá xét thi đua, khen thưởng hàng năm, qua đó triển khai chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng theo quy định hiện hành cũng như những thay đổi về chính sách, pháp luật đến các đơn vị để biết.

Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu các lớp bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thƣởng giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: Ngƣời

Năm Số học viên đƣợc triệu

tập Số học viên tham gia Tỷ lệ

2014 170 150 88,2%

2015 169 159 94,1%

2016 199 163 81,9%

2018 158 121 76,5%

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Cần Giờ)

Nội dung quán triệt tập huấn gồm Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố, của huyện Cần Giờ. Trong năm 2017,

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung Ương đã có thông báo tập huấn chuyên đề phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”giai đoạn 2016-2020 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 27 đến ngày 29/06/2017. Riêng năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 3608/KH- UBND ngày 17/09/2018 về tổ chức tập huấn công tác thi đua, khen thưởng đã tổ chức ngày 11/10/2018 có 121 lượt người tham gia, đối tượng là Thủ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, giám đốc doanh nghiệp, Trưởng các Ban xây dựng Đảng, Hiệu trưởng các Trường Trung học cơ sở, Tiểu học và cán bộ phụ trách thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị. Từ đó, tạo điều kiện cho cơ sở nắm bắt vững về Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, qua đó vận dụng sáng tạo trong công tác thi đua, khen thưởng. Việc phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng còn được lồng ghép vào các cuộc họp giao ban công tác nội vụ hàng quý, cuộc họp sơ kết tình hình thực hiện kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng, 9 tháng. Kênh tuyên truyền này được đánh giá đem lại hiệu quả cao hơn công tác truyền thông đại chúng vì mang tính tương tác trực tiếp, gắn liền với nhiệm vụ đang công tác, thu gọn vào trọng tâm các nội dung cần quan tâm, tính thiết thực được đẩy mạnh.

Trong 80 công chức được khảo sát về sự quan tâm của cấp ủy Đảng và lãnh đạo đơn vị đối với công tác thi đua, khen thưởng thì 20 công chức trả lời bình thường và chưa sâu sát (chiếm 25%), 24 công chức trả lời quan tâm (chiếm 30%), 36 công chức trả lời rất quan tâm (chiếm 45%). Kết quả này phản ánh tình trạng ở một số đơn vị, lãnh đạo đơn vị cấp ủy Đảng chưa thực sự coi trọng công tác thi đua, khen thưởng (biểu đồ 2.1).

Về mức độ phù hợp của kế hoạch phát động phong trào thi đua, nhân điển hình tiên tiến với điều kiện cụ thể của đơn vị có 25 công chức trả lời bình thường và chưa phù hợp (chiếm 31,25%); với khả năng của đối tượng tham gia thì có 17 công chức trả lời bình thường và chưa phù hợp (chiếm 21,25%).

Kết quả khảo sát trên cho thấy, việc sinh hoạt cụm, khối thi đua thuộc huyện còn một số lãnh đạo đơn vị chưa tích cực tham gia, nội dung sinh hoạt ở một số nơi còn sơ sài, tiêu chí ký kết giao ước thiếu cụ thể, nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa phù hợp với đặc điểm của cụm, khối thi đua, do đó chưa có tác dụng học tập kinh nghiệm lẫn nhau để xây dựng cụm, khối vững mạnh cũng như đẩy mạnh phong trào thi đua tại cơ sở.

2.1.2. Về tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng khen thưởng

Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ rất coi trọng việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng của Trung ương và thành phố Hồ

45%

30% 15%

10%

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của cấp ủy Đảng và lãnh đạo đơn vị đối với công tác thi đua,

khen thƣởng

Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Chưa sâu sát

Chí Minh. Thực tế theo kết quả khảo sát của tác giả, có đến 72/80 công chức (chiếm 90%) đánh giá việc triển khai các quy định liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng là rất kịp thời. Kết quả này được thể hiện rõ thông qua kết quả khảo sát tổng hợp tại biểu đồ 2.2:

Bên cạnh đó, nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/04/2014 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 25- CT/TU ngày 12/08/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; trong năm 2018, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành các văn bản sau:

- Công văn số 699/UBND ngày 07/03/2018 của Ủy ban nhân dân huyện về phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

- Kế hoạch số 617/KH-UBND ngày 01/03/2018 của Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)