Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công tác triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 91)

3.2. Giải pháp hoàn thiện

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công tác triển

khai, tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về quản lý công tác thi đua, khen thưởng. Định kỳ thực hiện rà soát và hệ thống hóa văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng để kịp thời phát hiện các mâu thuẫn, chồng chéo và sửa đổi, bổ sung trong các quy định về thi đua, khen thưởng hoặc gửi ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể như, quy định về tỷ lệ xét khen thưởng đối với các tổ chức đoàn thể trong các phong trào thi đua nhằm khắc phục hiện tượng khen thưởng tràn lan,còn hình thức đang diễn ra. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn thi đua của tập thể cần được kiến nghị sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng và mang tính phân loại cao. Cần tập trung vào những tiêu chí mang tính “lượng hóa” để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả công việc, hạn chế tính chủ quan khi bình xét thi đua. Đối với các tiêu chí không định lượng được cần phải được đánh giá dựa trên kết quả thống kê, so sánh, liệt kê đi kèm để chứng minh. Riêng mức chi khen thưởng đối với các tập thể có quy mô lớn cần được đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo được tính động viên cho tổ chức. Đề xuất tách nội dung sáng kiến kinh nghiệm thành một nội dung để khen thưởng độc lập để có cơ chế ghi nhận và

tuyên dương kịp thời những sáng kiến hay, những kinh nghiệm hữu ích, không nên đưa nội dung này thành tiêu chuẩn bắt buộc mà chỉ nên phát động thành phong trào thi đua. Niêm yết công khai kết quả thẩm định, lý do sáng kiến được công nhận và không được công nhận. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thực hiện nghiệm thu sáng kiến về đôn đốc và theo dõi việc ứng dụng thực tế của các sáng kiến được công nhận.

Thứ hai, cần xây dựng các văn bản hướng dẫn chung về khen thưởng cho các đối tượng là công nhân, nông dân, người lao động sản xuất trực tiếp. Đối tượng này là những người có trình độ học vấn tương đối thấp, khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế do đó rất cần tổ chức quán triệt, hướng dẫn và cụ thể hóa các quy định về công tác thi đua, khen thưởng đến từng đối tượng, giúp họ hiểu hơn về vai trò thi đua, khen thưởng trong thời đại mới. Đặc biệt lưu ý về từ ngữ sử dụng cho đối tượng này cần chọn lọc những ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu.

Thứ ba, gắn công nghệ thông tin với hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, tích cực cập nhật, đăng tải các văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng trên trang thông tin điện tử của huyện Cần Giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)