Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 101)

3.2. Giải pháp hoàn thiện

3.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm

pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng

Chúng ta có thể thấy rõ tác dụng của việc hướng dẫn kịp thời, chính xác cùng với việc kiểm tra việc triển khai và thực hiện các phong trào thi đua là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả trong công tác này ngày càng được nâng lên. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng tại huyện Cần Giờ trong thời gian tới, cần chú trọng những nhiệm vụ:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp trong thanh tra, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; cần kiểm tra kết quả đạt được sau khi phát động các phong trào thi đua, có ghi nhận cụ thể thành tích của các cơ quan, đơn vị đạt được. Việc ghi nhận nên thể hiện rõ ràng thông qua các hình ảnh để làm tư liệu cho việc đề xuất khen thưởng, cũng như tư liệu để tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết.

Thứ hai, chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra từ đầu năm nhằm phân phối thời gian và sắp xếp nguồn lực tham gia thích hợp đồng thời tích cực thu thập ý kiến của cộng đồng để làm tiền đề cho việc tổ chức kiểm tra đột xuất đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.

Thứ ba, thực hiện thanh tra, kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng tại các trường học, nhất là cách thức theo dõi, đánh giá, bình xét kết quả thi đua và cách thức trao, khen thưởng cho cán bộ, giáo viên, công tác này cần được thực hiện ngay đầu mỗi năm học hoặc sau khi kết thúc học kì một.

Thứ tư, khi nhận được các ý kiến phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng (nếu có) cần quan tâm, giải quyết kịp thời, nhất là các ý kiến liên quan đến khen thưởng thành tích kháng chiến. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ phong trào thi đua, hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân, đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng thành tích.

Thứ năm, xây dựng quy trình cụ thể về việc giải quyết các trường hợp vi phạm quy định thi đua, khen thưởng, kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật, phổ biến các chính sách thi đua, khen thưởng mới một cách đầy đủ, kịp thời.

Như vậy, cần nghiêm túc thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua. Việc kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng cần được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất, nội dung cần làm rõ điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng, quy trình, hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng… . Sau khi thanh tra, kiểm tra phải có kết luận, kiến nghị cụ thể, rõ ràng để có cơ sở đánh giá sát thực trạng từng đơn vị đồng thời cần có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh, tố giác hành vi, biểu hiện tiêu cực trong thi đua, khen thưởng… tôn vinh những tấm gương liêm chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)