Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 95)

3.2. Giải pháp hoàn thiện

3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành

động trong các phong trào thi đua, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến

Phong trào có sâu rộng, lan tỏa tốt, ảnh hưởng mạnh là do công tác tuyên truyền quyết định. Việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước phải được tiến hành kịp thời, tránh phô trương hình thức, bảo đảm thiết thực và hiệu quả; mỗi phong trào thi đua cần xác định rõ chủ đề, nội dung, hình thức và tiêu chí thi đua, gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của

cơ quan, đơn vị. Gắn các phong trào lớn với nhau, vừa lồng ghép vừa hỗ trợ nhau.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thi đua, khen thưởng. Đưa việc thực hiện tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến là một trong những nội dung đánh giá công vụ về thi đua, khen thưởng hàng năm. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong từng năm, cả giai đoạn, được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ cả 04 khâu: Phát hiện – bồi dưỡng – tổng kết – nhân rộng điển hình tiên tiến. Việc phát hiện, xây dựng, tôn vinh và nhân rộng nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” phải được đặc biệt coi trọng; quan tâm lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực và đòn bẩy phấn đấu cho các cán bộ, công chức, viên chức. Điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục, thu hút mọi người tích cực tham gia thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến để rút ra những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt, bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào thi đua. Phát hiện điển hình tiên tiến là việc làm hết sức công phu, đòi hỏi người lãnh đạo đơn vị phải đi sâu, đi sát với phong trào thi đua, tìm hiểu kỹ kinh nghiệm và thành tích của từng tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua. Phải thông qua phong trào thi đua để phát hiện ra những điển hình tiên tiến. Khi điển hình tiên tiến xuất hiện, dù là còn mới, còn nhỏ phải nhanh chóng bồi dưỡng điển hình ngày một hoàn thiện, hoàn chỉnh, trở thành mẫu mực để toàn đơn vị học tập. Nội dung bồi dưỡng toàn diện trên tất cả các mặt, chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực, động cơ thi đua

đúng đắn, ý thức trách nhiệm, biết giữ gìn và phát huy tác dụng trong mọi thời gian, có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tổ chức kỷ luật trong thực hiện phong trào thi đua, khắc phục tư tưởng thỏa mãn, dừng lại, tự cao, tự đại. Bồi dưỡng các điển hình tiên tiến bằng nhiều biện pháp như giao nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với động viên, khích lệ, đặt ra yêu cầu cao để họ phấn đấu rèn luyện. Tránh hiện tượng áp đặt, chủ quan cố tạo ra điển hình, khắt khe trong xây dựng điển hình hoặc đề cao quá mức phản tác dụng. Cần lưu ý rằng việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trò chủ yếu là động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi, khích lệ và do đó hiệu quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng ở đó sẽ thật sự quan tâm, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Ngược lại, ở đâu công tác thi đua, khen thưởng không được nhận thức đầy đủ, đúng đắn, thiếu sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thì ở đó công tác thi đua, khen thưởng sẽ được thực hiện một cách tùy tiện, hời hợt, chiếu lệ. Vì vậy, để công tác thi đua, khen thưởng có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trước hết cần quan tâm một số nội dung sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng của Chủ tịch

thi đua, khen thưởng; Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành đến mọi tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh. Các văn bản pháp luật là hành lang pháp lý quan trọng để tiến hành công tác thi đua, khen thưởng trong thực tiễn; đồng thời cũng là cơ sở để quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, đưa công tác này đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực.

Hai là, bám sát và thực hiện nguyên tắc khen thưởng “chính xác,

công khai, công bằng, kịp thời”; trong đó chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, đơn vị, cơ sở, hộ gia đình, cá nhân là công nhân viên chức, công nhân trực tiếp sản xuất, nông dân sản xuất giỏi, có thành tích xuất sắc; các thành phần kinh tế…; khen thưởng gương người tốt, việc tốt có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản; các lĩnh vực trọng yếu, khó khăn, độc hại, nguy hiểm; cá nhân, tập thể từ yếu kém vươn lên… Đẩy mạnh việc giới thiệu, phổ biến kinh nghiệm, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và các bài học kinh nghiệm đã được đúc kết từ thực tiễn, để nhân rộng các gương điển hình; thông qua các điển hình tiên tiến chính là những minh chứng sinh động góp phần chuyển biến nhận thức của mọi người và xã hội đối với công tác thi đua, khen thưởng, nhất là nhận thức về quản lý nhà nước đối với công tác này.

Ba là, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về thi đua, khen thưởng,

không những giúp mọi người hiểu về công tác thi đua, khen thưởng mà còn hiểu về nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Từ đó, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này, thực tế hiện nay hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng cũng tương đối hoàn chỉnh do đó việc thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng cũng chính là góp phần đưa công tác này thực sự đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)