tại huyện Cần Giờ
Thứ nhất, điều mang lại thành công cho công tác chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng là sự quan tâm, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy Đảng; quan tâm tổ chức thường xuyên của Chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ, tuyên truyền và hưởng ứng của mặt trận và các đoàn thể.
Thứ hai, phong trào thi đua muốn mang lại hiệu quả thiết thực phải đi vào giải quyết các vấn đề bức thiết, những khó khăn vướng mắc, tồn tại của đơn vị, địa phương một cách thiết thực, cụ thể bằng những giải pháp và phương thức phù hợp, hiệu quả gắn với lợi ích cơ bản, chính đáng của nhân dân và người lao động.
Thứ ba, phong trào thi đua phải vận động, tuyên truyền đông đảo các tầng lớp nhân dân tự nguyện tham gia, thúc đẩy sự sáng tạo, năng động trong tổ chức phong trào thi đua, từ đó phát hiện những sáng kiến hay, những nhân tố mới, mô hình mới và điển hình trên các lĩnh vực để bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong quần chúng nhân dân.
Thứ tư, công tác khen thưởng phải gắn liền với phong trào thi đua và thi đua là cơ sở của việc khen thưởng, dựa trên nền tảng của phong trào thi đua yêu nước sôi nổi mới có thể lựa chọn những tập thể tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất, đầy đủ và kịp thời nhất để khen thưởng; khen thưởng phải chính xác, công bằng, công khai và kịp thời mới có tác dụng động viên, nêu gương và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Cần loại bỏ bệnh thành tích, mua giải thưởng, báo cáo không trung thực, nể nang, cào bằng.
Thứ năm, vấn đề cốt lõi của thi đua, khen thưởng là ở chính sách. Chính sách về thi đua, khen thưởng có thật sự thiết thực, gắn với lợi ích của người lao động thì mới phát huy, tạo được động lực cho công tác thi đua từ cơ sở.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên đây là thực trạng về tình hình quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng tại huyện Cần Giờ, từ đó tác giả đã đề cập và phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế trong các nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của huyện.
Từ kết quả phân tích thực trạng, tìm hiểu về nguyên nhân đối với những vấn đề còn hạn chế trong công tác quản lý để rút kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng và đưa ra những giải pháp sẽ góp phần làm cho công tác thi đua, khen thưởng đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động và các cấp quản lý về vị trí, vai trò của thi đua, khen thưởng trong việc động viên, khuyến khích mọi người hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chƣơng 3:
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG
TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Phƣơng hƣớng
3.1.1. Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; gắn công tác thi đua, khen thưởng với tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/04/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 12/08/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy vai trò của quần chúng và sự nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa, tác dụng của phong trào thi đua, công tác thi đua, khen thưởng theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng. Làm rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cáp ủy Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng phải là nội dung lãnh đạo của cấp
ủy Đảng các cấp từ Trung Ương, các bộ ngành, các địa phương; từ tỉnh đến huyện, xã. Các cấp ủy Đảng cần quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng trong các văn bản pháp luật của nhà nước để vận dụng một cách cụ thể, sáng tạo vào ngành, địa phương, đơn vị mình. Cấp ủy Đảng thực hiện thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các tổ chức trong hệ thống chính trị thuộc phạm vi lãnh đạo trong đó chủ yếu là hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền. Đồng thời bố trí, phân công cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Ðổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng: Tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức. Các phong trào thi đua phải hỗ trợ giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm như phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xử lý ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông, lập lại trật tự lòng lề đường… góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng gắn kết với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, chống mọi biểu hiện hình thức, bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng. Thi đua, khen thưởng phải thực sự là động lực to lớn và là biện pháp quan trọng xây dựng con người mới, hướng thi đua, khen thưởng về cơ sở và người lao động. Kịp thời khen thưởng thực hiện nhiệm vụ chính trị, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
3.1.2. Quán triệt và triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ
Trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính Phủ, cơ quan thường trực cần hướng dẫn đối với các đơn vị xây dựng biện pháp thực hiện các tiêu chí thi đua, phấn đấu hoàn thành những chỉ tiêu của ngành cấp trên và của Ủy ban nhân dân giao. Kiên quyết chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức và bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương chính sách và các quy định về thi đua, khen thưởng; kịp thời động viên, biểu dương khen thưởng các ngành, đơn vị, địa phương làm tốt; đồng thời phê bình những nơi chậm triển khai và không thực hiện đúng các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
3.1.3. Tăng cường sự tham gia phối hợp của các tổ chức chính trị, xã hội và tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng xã hội và tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thi đua là phong trào của quần chúng nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mình. Quần chúng nhân dân tập hợp chủ yếu trong các tổ chức chính trị xã
hội theo nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi… dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, có tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức đó mới huy động được đại bộ phận quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua và thông qua các tổ chức ấy quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Các phong trào thi đua của các đoàn thể, mặt trận, tổ chức nên được lồng ghép vào nhau. Vừa phát huy sức mạnh riêng lẻ vừa tạo ra sức lan tỏa rộng khắp, nhân đôi hiệu quả.
Công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ chính trị và nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, cơ quan đơn vị. Các phong trào thi đua phải có nội dung thiết thực, tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng, tham mưu đề xuất khen thưởng kịp thời, chặt chẽ chính xác, đúng đối tượng, đúng thành tích, công khai, công bằng, dân chủ, đúng quy trình thủ tục, đảm bảo tôn vinh, khen thưởng có tác dụng nêu gương, giáo dục và có sức lan tỏa trong từng cơ quan, đơn vị và cộng đồng xã hội; chú trọng công tác phát hiện, khen thưởng cho các tập thể nhỏ, cá nhân lập được thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ ở những nơi khó khăn vùng sâu, vùng xa và người lao động trực tiếp; tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không đúng đối tượng, thành tích theo quy định.
3.2. Giải pháp hoàn thiện
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng
Trước hết, phải tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, coi đây là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua. Đây là giải pháp đầu tiên và rất quan trọng cho việc đổi mới quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, nó bắt nguồn từ cơ chế hệ thống chính trị ở nước ta.
Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/04/2014 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, liên tục, nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị. Nhiều nơi việc khen thưởng còn thiếu chính xác, chưa kịp thời; khen thưởng cho người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân còn ít. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao; biện pháp tuyên truyền thiếu đồng bộ... làm hạn chế động lực phấn đấu của tập thể và cá nhân.
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, yếu kém là: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu còn chưa đầy đủ, toàn diện. Nhiều nơi, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng chưa ổn định, thống nhất; năng lực tham mưu của cán bộ, công chức làm công tác này còn hạn chế”.
Vì vậy, để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng cần thực hiện nghiêm túc các nội dung cơ bản sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; gắn trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể, trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu quan tâm tốt công tác thi đua, khen thưởng thì chắc chắn rằng công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị đó đi vào nề nếp, phong trào thi đua có hiệu quả và thiết thực, đáp ứng được mục đích của công tác thi đua, khen thưởng, nó sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy phong trào thi đua trong tình hình mới. Đây được xem là giải pháp then chốt, quan trọng nhất và mang tính quyết định đến hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng mà các đơn vị cần quán triệt và có biện pháp thực hiện hiệu quả. Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp
lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; thi đua, khen thưởng phải đúng, thực chất, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất, không trọng tâm, không đúng đối tượng.
Hai là, để phong trào thi đua triển khai một cách hiệu quả, thiết thực, thường xuyên, liên tục, cần có sự lãnh đạo thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, cấp uỷ chi bộ cần tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thi đua khen thưởng; các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) cần phối hợp vào cuộc một cách quyết liệt để công tác thi đua khen thưởng phát triển đồng bộ, sâu rộng, đạt kết quả và thường xuyên được duy trì; các cơ quan, đơn vị cần xác định công tác thi đua khen thưởng là nhiệm vụ chính trị quan trọng; mỗi cán bộ, viên chức cần xác định tư tưởng thi đua, phấn đấu hết mình trong từng nhiệm vụ công tác, nâng cao chất lượng công tác về mọi mặt, hoàn thiện bản thân. Cần tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mới nhận thức được mục đích, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng; có nhận thức đúng đắn mới có hành động đúng đắn. Từ đó, kết quả chất lượng giáo dục được giữ vững, ổn định và phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Nhận thức của mỗi con người về công tác thi đua, khen thưởng là yếu tố quan trọng để thực hiện các phong trào thi đua, để mọi người hăng hái, tích cực tham gia phong trào thi đua, phong trào thi đua nó mới trở thành thiết thực và có tác dụng tích cực gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ba là, lãnh đạo đơn vị cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công
thưởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua mà là hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của mọi người, của tập thể và lợi ích của đơn vị. Động cơ thi đua là lực thúc đẩy bên trong của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, là tổng hòa những nhân tố tình cảm, ý chí, niềm tin với phong trào thi đua. Động cơ thi đua hình thành trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của thi đua, thể hiện sâu sắc nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với sự lớn mạnh của đơn