Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Trong thi đua, nếu như việc xác định mục đích, nhiệm vụ đối tượng của mỗi phong trào, mỗi giai đoạn, việc xây dựng kế hoạch tiến hành là những khâu có tính chất quyết định thì việc tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực. Do vậy, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng là hoạt động cần thiết, cần phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đều có ban hành Quyết định thành lập Hội đồng và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 07/06/2017 về ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện thay thế quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 18/12/2013. Theo đó, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện được kiện toàn với tổng số 20 thành viên, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện duy trì thực hiện chế độ các buổi sinh hoạt chuyên đề về trao đổi kinh nghiệm công tác thi đua, khen thưởng của các cụm, khối thi đua thuộc huyện đi vào nề nếp, đồng thời thường xuyên thực hiện việc theo dõi, kiểm tra các nội dung ký kết giao ước thi đua, chấm điểm, xếp hạng thi đua. Trong năm 2017 đã tổ chức 04 cuộc họp để xét công nhận danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng của khối chính quyền, khối Giáo dục và Đào tạo huyện, xem xét khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể và cá nhân theo luật định và năm 2018 đã tổ chức 04 cuộc họp xét công nhận danh hiệu
thi đua và các loại hình khen thưởng của khối Chính quyền, khối Giáo dục - Đào tạo; họp xét đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước của khối Giáo dục - Đào tạo và khối Chính quyền, họp xét hồ sơ khen thưởng kháng chiến của nhân dân. Ủy ban nhân dân huyện có thông báo phân công thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện phụ trách từng cụm, khối thi đua, qua đó hoạt động của cụm, khối thi đua của huyện từng bước đi vào nề nếp, ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
Hội đồng họp định kỳ 03 tháng/lần hoặc lấy ý kiến bằng văn bản để kiểm tra, đánh giá các phong trào thi đua, công tác khen thưởng và hoạt động của Hội đồng hoặc xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Hội đồng có thể họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.
Phòng Nội vụ huyện là cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện đã ban hành Công văn số 580/NV ngày 02/11/2016 về việc hướng dẫn bình xét danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng, để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, xã – thị trấn thực hiện. Đối với khen thưởng chuyên đề và đột xuất, các cơ quan, đơn vị phải gửi về Phòng Nội vụ huyện trước 10 ngày để thẩm định trình Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện, sau khi Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện họp xét sẽ có thông báo kết luận của Ủy ban nhân dân huyện về kết quả xét khen thưởng cho mỗi đơn vị. Đối với khen thưởng năm, sau khi xã – thị trấn, cơ quan, đơn vị họp xét xong gửi văn bản về Phòng Nội vụ huyện tổng hợp, thẩm định trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện có thông báo, sau 10 ngày nếu không có khiếu nại, tố cáo Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết định công nhận danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng; nếu đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước thì Thường trực Ủy ban nhân dân huyện trình Ban Thường vụ Huyện ủy để xin ý kiến.
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Nội vụ huyện phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, phổ biến gương “Người tốt – việc tốt“, xây dựng những mô hình hay, cách làm giỏi, biểu dương khen thưởng kịp thời cho những tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước do Thành phố và huyện phát động.
Bảng số 2.3. Tổng hợp các hình thức khen thƣởng trong phong trào thi đua yêu nƣớc giai đoạn 2014-2018 Hình thức khen thƣởng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng A. KHEN THƢỞNG CẤP NHÀ NƢỚC Huân chương các loại (nhất, nhì, ba) 3 3 2 3 4 15 Huy chương - - - - - -
Danh hiệu vinh
dự Nhà nước - 57 - - 2 59
Cờ thi đua Chính
phủ - - - - 1 1
Bằng khen Thủ
tướng 22 24 3 1 3 53
toàn quốc
B. KHEN THƢỞNG CẤP THÀNH PHỐ
Bằng khen 162 111 78 78 115 544
Chiến sĩ thi đua
cấp Thành phố 48 - 33 11 24 116 Cờ thi đua Thành phố 5 4 4 4 8 25 Tập thể lao động xuất sắc 57 55 54 54 67 287 Huy hiệu Thành phố - 40 11 11 2 64 Cờ truyền thống - - - - - -
Chiến sĩ thi đua
cơ sở - - - - 259 259
Giấy khen - 142 - - - 142
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Cần Giờ)
Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đều tổ chức sơ kết phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong 6 tháng đầu năm; tổ chức tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng năm. Riêng số liệu khen thưởng cấp huyện giai đoạn 2014-2018 cụ thể như sau:
- Năm 2014: Công nhận tặng 08 cờ thi đua dẫn đầu khối, công nhận danh hiệu lao động tiên tiến 84 tập thể và 1456 cá nhân, công nhận danh hiệu Chiến
sĩ thi đua cơ sở 489 cá nhân, tặng giấy khen cho 77 tập thể và 658 cá nhân; công nhận 33 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, 33 gương người tốt việc tốt tiêu biểu; 10 ấp – khu phố văn hóa 03 năm liên tục và 57 cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa 03 năm liên tục. Ngoài ra Ủy ban nhân dân và Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện xét khen thưởng đột xuất, chuyên đề cho 277 tập thể và 563 cá nhân đã có thành tích tham gia các phong trào thi đua yêu nước của huyện và Thành phố phát động.
- Năm 2015: Ủy ban nhân dân và Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện ban hành 12 quyết định khen thưởng chuyên đề, đột xuất cho 104 tập thể và 234 cá nhân, đồng thời khen biểu dương 340 chiến sĩ mùa hè xanh năm 2015; công nhận 59 tập thể Lao động tiên tiến, 170 Chiến sĩ thi đua cơ sở và tặng giấy khen cho 15 tập thể và 219 cá nhân ngành Giáo dục và Đào tạo huyện năm học 2014 - 2015.
- Năm 2016: đã công nhận 60 tập thể Lao động tiên tiến, 244 Chiến sĩ thi đua cơ sở, tặng giấy khen cho 78 tập thể và 511 cá nhân; khen thưởng chuyên đề và đột xuất cho 585 tập thể và 1558 cá nhân.
- Năm 2017: Ủy ban nhân dân huyện và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện đã khen thưởng theo đợt, chuyên đề và đột xuất cho 542 tập thể và 1286 cá nhân.
- Năm 2018: Ủy ban nhân dân huyện và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện đã ban hành 49 quyết định khen thưởng cho 178 tập thể, 495 cá nhân; công nhận 113 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 73 tập thể và 256 cá nhân lao động tiến tiến; tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho 56 tập thể và 169 cá nhân; tặng giấy khen hoàn thành tốt nhiệm vụ cho cho 75 cá nhân.
Việc tính lập Quỹ khen thưởng, được thực hiện đúng theo Luật Thi đua – khen thưởng, việc chi trả tiền thưởng theo các quyết định của Trung ương,
Thành phố, huyện đều được chuyển khoản đến các cơ quan, đơn vị được khen thưởng đúng theo quy định. Ngoài việc sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng để chi thưởng thường xuyên, huyện còn chú trọng đến việc chi thưởng đột xuất (khen nóng) cho các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc như cứu người, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, mua bán ma túy, đạt thành tích cao trong thể thao... để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần của các tập thể và cá nhân đạt thành tích.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp kinh phí khen thƣởng giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Kinh phí khen thƣởng
2014 1,706 2015 1,526 2016 1,370 2017 1,3 2018 1,6 Tổng kinh phí 7,502
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Cần Giờ)
Nhìn chung, công tác thi đua, khen thưởng của huyện trong những năm qua được thực hiện kịp thời, đảm bảo các nguyên tắc, quy trình theo các quy định hiện hành. Đặc biệt, công tác tổ chức bình xét khen thưởng ở phần lớn các cơ quan, đơn vị được thực hiện khá chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng, đoàn kết. Việc thẩm định hồ sơ khen thưởng, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước đều bảo đảm các điều
kiện, tiêu chuẩn quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, kịp thời tôn vinh gương điển hình, gương người tốt – việc tốt và những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp tính cực cho phong trào thi đua yêu nước.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát theo bản hỏi dành cho 80 công chức thì có 70/80 (chiếm 87,5%) trả lời quy trình xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cuối năm được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định hiện hành,tuy nhiên có 10/80 (chiếm 12,5%) trả lời thủ trưởng đơn vị quyết định kết quả xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng hoặc không tổ chức họp cơ quan bình xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ mà thủ trưởng đơn vị quyết định kết quả. Điều này phản ánh việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cuối năm tại một số đơn vị, cơ quan thuộc huyện Cần Giờ còn mang tính hình thức, nể nang và chủ quan cảm tính và được thể hiện qua biểu đồ 2.4 như sau:
Thông qua việc sơ, tổng kết phong trào thi đua, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đều rất quan tâm, chú trọng đến việc phát hiện xây dựng,
50%
25% 15%
10%
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát đánh giá việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thƣởng cuối năm
Rất đúng người đúng việc Đúng người đúng việc Bình thường
bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt – việc tốt. Hàng năm nhân các Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước của huyện và cơ sở, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện đã giới thiệu được nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu, gương người tốt – việc tốt để nêu gương học tập, nhân rộng đồng thời ghi nhận, tôn vinh thành tích, công lao đóng góp và đề nghị cấp trên khen thưởng. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Trung tâm Văn hóa huyện và Đài Truyền thanh huyện phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, cũng như tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt – việc tốt, những mô hình mới, cách làm hay trên các phương tiện thông tin, tuyên truyền của huyện. Đặc biệt trong thời gian gần đây, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của các cụm thi đua đã giới thiệu nhiều gương điển hình tiên tiến tiêu biểu để trao đổi, thảo luận, đưa ra các giải pháp thiết thực, những bài học kinh nghiệm giúp đỡ học tập, nhân rộng ở nhiều lĩnh vực, địa phương, cơ quan, xã – thị trấn. Tuy nhiên, hiệu quả khích lệ, động viên trong việc tặng thưởng vẫn chưa thể hiện rõ. Thứ nhất là cách trao thưởng tại huyện chưa có gì mới mẻ, sáng tạo. Các buổi lễ trao thưởng thường được tổ chức đơn giản, thiếu phần trang trọng do đó chưa tạo được tâm lý vinh dự khi đón nhận phần thưởng. Thứ hai, giá trị phần thưởng thường chỉ mang tính “động viên” chưa tạo được “đòn bẩy” khích lệ tinh thần lao động, cống hiến cho xã hội. Bên cạnh đó, từ năm 2015, huyện đã áp dụng phiếu đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức mới theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 vào tháng cuối mỗi năm công tác, kết hợp chặt chẽ giữa bình xét thi đua hoàn thành nhiệm vụ cuối năm với đánh giá phân loại chất lượng Đảng viên, phân loại cán bộ, công chức, phân loại tổ chức cơ sở Đảng và việc học tập, làm theo tấm gương, đạo đức của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Nhưng đến nay huyện vẫn chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá hiệu quả công tác triển khai, tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng trên địa bàn mà chỉ đang áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá cho một nội dung thi đua nhất định. Đồng thời, trước yêu cầu đổi mới đặt ra thì hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực hiện có của huyện còn có nhiều điểm bất cập, chưa ngang tầm nhiệm vụ, cụ thể là: Trong 80 công chức đã khảo sát,có 16 công chức trả lời là chuyên viên Phòng/Tổ khác kiêm nhiệm (chiếm 20%). Ngoài phòng Nội vụ là cơ quan Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng thì các phòng, cơ quan khác chỉ có cán bộ, công chức được giao kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng nên thiếu tính ổn định, chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ của nguồn nhân lực này còn nhiều hạn chế. Hoạt động của các thành viên hội đồng Thi đua – Khen thưởng cũng đều là hoạt động kiêm nhiệm nên không dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu về công tác thi đua, khen thưởng, ít có điều kiện cập nhật kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động. Phong cách, lề lối làm việc của một số ít cán bộ, công chức quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của huyện vẫn còn sức ì trong công tác, làm việc cầm chừng, hiệu quả thấp, còn trông chờ, ỷ lại vào tập thể, ỷ lại cấp trên do đó chất lượng công tác tham mưu của cán bộ thi đua, khen thưởng còn nhiều hạn chế, hạn chế này được thể hiện qua biểu đồ sau: