Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 97)

3.2. Giải pháp hoàn thiện

3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm

làm công tác thi đua, khen thưởng

Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/04/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đã nhận định: “Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp được củng cố, kiện toàn” tuy nhiên “Nhiều nơi, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng chưa ổn định, thống nhất; năng lực tham mưu của cán bộ, công chức làm công tác này còn hạn chế” [8]. Xuất phát từ thực tế chức năng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm qua tại huyện Cần Giờ, để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới cần phải có hệ thống tổ chức bộ máy, có đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng tạo sự thống nhất từ huyện đến cơ sở đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về công tác thi đua, khen thưởng; có khả năng tham mưu, nghiên cứu, đề xuất với thủ trưởng đơn vị và cụ thể hóa được chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; có khả năng tổ chức, vận động, lôi cuốn tập thể và cá nhân tham gia tích cực các phong trào thi đua cũng như hăng hái đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của các ngành, các đơn vị cấp xã trong huyện Cần Giờ về vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch tự học tập cụ thể hằng năm với tiêu chí thiết thực, gắn với nhiệm vụ công tác. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng cần phải chủ động nhận thức, tự nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự học hỏi, tự nghiên cứu những văn bản quy định về công tác thi đua, khen thưởng; lập hồ sơ cho bản thân về hồ sơ thi đua, khen thưởng. Qua đó, nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện cần chỉ đạo xây dựng thêm một trang trực tuyến, diễn đàn online để cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng thuận lợi trao đổi, học tập và tham khảo ý kiến của nhau. Khi thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng đa phần là kiêm nhiệm, khối lượng công việc nhiều thì việc tự học tập sẽ giúp cán bộ, công chức chủ động sắp xếp thời gian học tập, không làm ảnh hưởng đến các công tác chuyên môn khác đang đảm nhận, không chịu bất kỳ áp lực thi cử nào và chỉ cần hướng sự tập trung nghiên cứu vào nội dung, vấn đề quan tâm và bức thiết nhất. Ủy ban nhân dân huyện cần phải định hướng nội dung học tập đúng với công tác chuyên môn, tránh trường hợp đăng ký học tập theo phong trào phát động, nội dung học tập xa rời với nhiệm vụ thường xuyên. Mặt khác, huyện Cần Giờ cũng nên có các chính sách động viên, khích lệ tinh thần tự học tập nâng cao trình độ, chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng nỗ lực hoàn thành tốt nội dung học tập đề ra và xem xét đưa nội dung tự học tập vào một trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá thi đua định kỳ và thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí công việc phù hợp hơn.

Thứ ba, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tổ chức thi đua, khen thưởng các cơ sở giáo dục; hệ thống hóa và lưu trữ các dữ liệu về thi đua, khen thưởng, thực hiện lộ trình thi đua của từng đơn vị để biết được điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị xét tặng, cũng như kỹ năng bổ trợ cần thiết, chẳng hạn như phần mềm chương trình quản lý hồ sơ, quản lý danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Tập huấn cho cán bộ không chuyên trách ở xã về việc sử dụng tính năng nâng cao trong excel để quản lý và theo dõi công tác thi đua, khen thưởng thường niên thay thế cho việc quản lý bằng sổ ghi chép tay như trước đây. Ủy ban nhân dân huyện có thể đề nghị cấp thành phố tổ chức tập huấn ứng dụng phần mềm quản lý thi đua – khen thưởng để hỗ trợ tác nghiệp cho công chức thi đua, khen thưởng các quận, huyện, xã, phường tham gia học tập ứng dụng. Tuy nhiên việc đề nghị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác thi đua, khen thưởng cần ưu tiên lựa chọn những nội dung đào tạo sát với thực tế, giải quyết được ngay yêu cầu bứt thiết tại đơn vị được đặt ra.

Thứ tư, đánh giá khách quan mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đồng thời quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa thi đua, khen thưởng theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)