Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 43)

Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về TTXDĐT và

theo các tiêu chí khác nhau, có thể phân nhóm thành: các yếu tố bên trong và bên ngoài; các yếu tố trực tiếp và gián tiếp; các yếu tố chủ yếu và thứ yếu… Trong điều kiện của Việt Nam, có thể kể đến 4 yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị nhƣ sau:

1.3.1. Năng lực, chất lượng của nền hành chính nhà nước:

Thể hiện ở sự kết hợp hài hòa các yếu tố: thể chế, đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công.

Thứ nhất, Hệ thống thể chế hành chính: là căn cứ và tiền đề pháp lý cho

các hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nƣớc, gồm hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị. Phần lớn những quy

định này đƣợc thể hiện trong các luật nhƣ Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng, các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, về cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện… và hệ thống các quy chế làm việc của các cơ quan, văn bản có liên quan đến nội dung phân công, phân cấp quản lý nhà nƣớc.

Đồng thời, hệ thống văn bản do các cơ quan ban hành theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị. Hầu hết các thủ tục hành chính liên quan đến mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc với ngƣời dân và doanh nghiệp đều nằm ở nhóm quy định này. Do vậy, số lƣợng các văn bản này thƣờng rất lớn và thƣờng xuyên có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu quản lý phù hợp tình hình thực tiễn.

Môi trƣờng thể chế là điều kiện tiên quyết để duy trì và bảo đảm sự vận hành của cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc. Các quy định này thể hiện trong

bốn loại quan hệ: giữa cơ quan hành chính với cơ quan nhà nƣớc nói chung (các

cơ quan trong hệ thống lập pháp và tư pháp); giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc

với nhau; giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc với ngƣời dân và doanh nghiệp; giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong môi trƣờng thể chế thuận lợi, gồm hệ thống văn bản chứa đựng các quy định đƣợc ban hành đúng thẩm quyền, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội và bảo đảm sự bao quát toàn bộ các ngành, lĩnh vực, quá trình quản lý (nhƣ quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…) từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Thứ hai, Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Chất lƣợng

nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Đội ngũ cán bộ, công chức cần nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ hành chính gắn với chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, các kỹ năng cần thiết

trong hoạt động công vụ đƣợc cụ thể hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải đƣợc thực hiện một cách thống nhất. Ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức còn thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác, kể cả sử dụng các công cụ hỗ trợ (nhƣ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin…) cũng nhƣ khả năng giao tiếp, làm việc nhóm…

Ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng và văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử, ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng, việc gƣơng mẫu thực hiện văn hóa công vụ là đòi hỏi khách quan, bắt nguồn từ yêu cầu của hoạt động quản lý, không chỉ là biểu hiện của đạo đức công vụ mà còn là thƣớc đo tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.

Thư ba, Tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật: Những bảo đảm về mặt tài

chính và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nƣớc phụ thuộc một phần vào nhu cầu quản lý, nhƣng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Việc đầu tƣ về tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy và hoạt động của chế độ công vụ, công chức vừa là điều kiện, vừa là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả của nền hành chính. Mặc dù mức chi tiêu cụ thể cho bộ máy hành chính luôn là vấn đề gây tranh cãi và khó thống nhất quan điểm, nhƣng thƣớc đo chủ yếu vẫn là hiệu quả hoạt động của nền hành chính, mức chi tiêu phải phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu quản lý và coi đó là nguồn đầu tƣ cho phát triển.

Các yếu tố nêu trên đƣợc xem là những “yếu tố bên trong” gắn liền với cơ cấu tổ chức và quá trình vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở.

1.3.2. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị

Xuất phát từ đặc điểm hệ thống chính trị của Việt Nam là “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội”, vai trò tác động của đảng cầm quyền đối với tổ chức và phƣơng thức hoạt động của bộ máy hành chính cơ bản có sự khác biệt với nhiều nƣớc, mà chủ yếu và trƣớc hết là ở tính độc lập tƣơng đối của chúng. Ví dụ, trong hoạt động lập quy, Chính phủ không chỉ cụ thể hóa quy định trong các đạo luật mà còn phải thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Đối với công tác tổ chức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực, kể từ khâu quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cho đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức đều gắn với công tác đảng. Vì vậy, quá trình cải cách hành chính luôn có mối quan hệ hữu cơ với đổi mới phƣơng thức, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Tƣơng tự nhƣ vậy, mối quan hệ giữa bộ máy hành chính nhà nƣớc với các bộ phận khác của hệ thống chính trị nhƣ các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan lập pháp và tƣ pháp… cũng có nhiều nét đặc thù và đều ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Do vậy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc phải trên cơ sở bảo đảm tính đồng bộ giữa tiến trình cải cách hành chính với cải cách tƣ pháp và lập pháp trong chỉnh thể đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị là đòi hỏi khách quan ở Việt Nam hiện nay. 1.3.3. Sự tham gia và ủng hộ của ngƣời dân

Sự tham gia và ủng hộ của ngƣời dân đối với quản lý nhà nƣớc không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nƣớc ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, khẳng định bản chất của Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Thực tiễn cho thấy, sự tham gia, ủng hộ của ngƣời dân đối với cơ quan nhà nƣớc càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nƣớc càng dễ dàng

đạt đƣợc mục tiêu và chỉ khi nào ngƣời dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nƣớc thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự thành công.

Nhân dân tham gia quản lý nhà nƣớc là nguyên tắc hiến định đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nhân dân tham gia quản lý nhà nƣớc đảm bảo tính khách quan trong công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý hành chính nói riêng, giúp Nhân dân hiện thực hóa địa vị pháp lý cũng nhƣ thể hiện nguyện vọng chính đáng, phát huy vai trò làm chủ của mình trong công tác quản lý nhà nƣớc. Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nƣớc, trực tiếp thể hiện quyền lợi của mình.

1.3.4. Những yếu tố tác động khác

1.3.4.1. Các yếu tố văn hóa, lịch sử, tập quán, truyền thống

Quản lý nhà nƣớc luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội nhƣ văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen,…. Sự tác động của các yếu tố này luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã đƣợc kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình hiện đại hóa nền hành chính nhà nƣớc.

1.3.4.2. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế

Sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế đang tạo ra những thay đổi trong tƣ duy và phƣơng pháp tổ chức quản lý trên quy mô toàn xã hội. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý hành chính giúp thu hẹp khoảng cách không gian, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực tế và nhờ vậy trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành. Quá trình hội nhập quốc tế càng đƣợc đẩy nhanh thì áp lực về quá trình hiện đại hóa nền hành chính, cũng nhƣ đòi hỏi về việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng gia tăng.

1.3.4.3. Bối cảnh kinh tế thế giới

Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều phức tạp, để giữ vững đà tăng trƣởng, giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự tăng kinh tế - xã hội trƣởng và hoàn thành các nhiệm vụ, Chính phủ cũng đã và đang có những giải pháp quyết liệt để bứt phá, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, phát triển kinh tế phải đi liền với an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng trong vấn đề đô thị hóa với phát triển bền vững con ngƣời. Chính phủ luôn quan tâm đến tiến trình đô thị hóa, đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của các đô thị trong việc thúc đẩy tăng trƣởng và hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, phát triển hiệu quả và bền vững một hệ thống đô thị quốc gia, phục vụ các mục tiên phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong giai đoạn này, khu vực đô thị - hạ tầng cơ bản và là tâm điểm tăng trƣởng của nền kinh tế - đƣợc xác định là nơi “nóng” nhất của yêu cầu phát triển bền vững. Với một sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, đã thu hút đƣợc số lƣợng lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng….Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít hệ lụy, bất cập khó giải quyết trong thời gian ngắn, đó là vấn đề gia tăng dân số ở khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông môi trƣờng, an ninh trật tự…

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm của thành phố Quảng Ngãi

1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Trong giai đoạn 2015-2019, UBND quận Cẩm Lệ đã chỉ đạo xử lý 96 trƣờng hợp xây dựng trái phép, yêu cầu UBND các phƣờng lập biên bản tháo dỡ 96 trƣờng hợp theo quy định. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra 10.093 trƣờng hợp xây dựng mới, qua đó phát hiện có 119 trƣờng hợp xây dựng không có giấy phép và 129 trƣờng hợp sai nội dung GPXD đã cấp; ban hành quyết định xử phạt 248 trƣờng hợp với số tiền là 2.313.736.000 đồng.

Riêng trong 04 tháng đầu năm 2019 (tính đến ngày 25/4/2019); Tổng số GPXD đƣợc cấp là 3.881 hồ sơ. Hồ sơ trễ hẹn thực tế là 42 hồ sơ. Tổng số công trình đƣợc kiểm tra: 1.692 trƣờng hợp, trong đó: Số công trình xây dựng có giấy phép: 1.662 trƣờng hợp, số công trình xây dựng trái phép: 15 trƣờng hợp, số công trình xây dựng không phép: 15 trƣờng hợp; Số công trình xây dựng nhà sai phép: 21 trƣờng hợp. Tổ chức tháo dỡ 15 trƣờng hợp vi phạm. UBND quận ban hành 36 Quyết định XPVPHC với số tiền 572.500.000 đồng.

Qua số liệu thống kê cho thấy tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận đã có chuyển biến tích cực, đa số ngƣời dân đều chấp hành việc xin cấp phép xây dựng trƣớc khi khởi công xây dựng công trình hoặc xin điều

chỉnh GPXD khi có thay đổi thiết kế (số lượng công trình không phép chiếm

tỷ lệ 1,62%, sai phép chiếm tỷ lệ 0,8% so với số lượng công trình kiểm tra),

100% các công trình sai phạm bị xử lý hành chính, trên địa bàn quận không có điểm nóng về trật tự xây dựng.

Ngoài những kết quả đạt đƣợc trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, trong đó tập trung ở các pháp chính nhƣ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về lĩnh vực trật tự xây

dựng và công bố thông tin các dự án quy hoạch; tổ chức hƣớng dẫn các nội dung trƣớc và sau khi cấp phép xây dựng cho Nhân dân đƣợc biết và thực hiện; Kiện toàn lại các quy chế phối hợp, quy trình và các văn bản liên quan; Ứng dụng Zalo vào quy chế phối hợp kết nối các cơ quan, đơn vị và các cá nhân khi giải quyết công vụ... Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận Cẩm Lệ hiện nay vẫn còn những tồn tại sau:

+ Tình trạng xây dựng sai phép có dấu hiệu chuyển biến phức tạp, chủ yếu là các trƣờng hợp tự ý thay đổi thiết kế công trình, không đúng công năng đã đƣợc cấp phép xây dựng nhƣng không xin phép cơ quan chức năng gây tìm ẩn các nguy cơ về PCCC, môi trƣờng, an toàn giao thông...

+ Công tác giám sát việc đình chỉ thi công đối với các công trình vi phạm còn hạn chế do lực lƣợng kiểm tra còn mỏng so với số lƣợng công trình khởi công trên địa bàn. Mức phạt theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ khá cao gây khó khăn trong việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Một số tuyến đƣờng quy hoạch kiến trúc có quy định chiều cao công

trình tối thiểu 02 tầng hoặc 03 tầng (ví dụ như: Đường 10m5, khu đô thị sinh

thái Hòa Xuân GĐ 1A và GĐ2) còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vi

phạm đối với trƣờng hợp xây dựng sai nội dung giấy phép về hành vi giảm số tầng. Việc triển khai quy chế phối hợp tại Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố về xử lý vi phạm trật tự xây dựng còn bất cập, do các chi nhánh Điện lực Cẩm Lệ, Thanh Khê không ngừng cung cấp dịch vụ điện khi có yêu cầu.

+ Nghiệp vụ XPVPHC về trật tự xây dựng của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị và các phƣờng chƣa đƣợc đồng đều, cán bộ phụ trách còn hạn chế về chuyên môn xây dựng. Thời gian giải quyết cấp GPXD là 10 ngày hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)