Bài học rút ra cho thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 58)

Qua việc tổ chức thực hiện, thực trạng và kết quả đạt đƣợc ở một số thành phố nêu trên về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong công tác quản lý TTXDĐT nhƣ sau:

Một là, Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, triển khai đến ngƣời dân một cách thƣờng xuyên, liên tục, vận động ngƣời dân, doanh nghiệp nắm chắc, tuân thủ đúng các quy định liên quan đến xây dựng, đất đai; qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong việc chấp hành pháp luật. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của hệ thống chính trị trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn những hành vị xây dựng trái phép, sai phép, không phép; tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tham gia góp ý xây dựng chính quyền, phát triển đô thị; trong đó đặc biệt chú trọng trách nhiệm kiểm tra, kiểm tra chéo địa bàn.

Hai là: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách, nhất là ở cấp xã,

phƣờng; công tác kiểm tra, giám sát của lực lƣợng chức năng. Đề nghị cấp thẩm quyền ban hành các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao tham gia lực lƣợng quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Ba là: Nâng cao chất lƣợng công tác lập quy hoạch, quản lý xây dựng, rà

soát, xây dựng đồ án quy hoạch phải đảm bảo tính khả thi, phân bố đảm bảo tỷ lệ quy hoạch sử dụng đất theo số dân và tầm nhìn chiến lƣợc những năm tiếp theo đảm bảo dự đoán quy mô tỷ lệ tăng dân, nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu xây dựng trên địa bàn.

Bốn là: Tập trung xử lý các vụ việc vi phạm tồn đọng, “nóng”, phức tạp,

tập trung xử lý ngay từ khi mới phát sinh. thƣờng xuyên rà soát, đánh giá công tác quản lý TTXDĐT, thống nhất giải quyết vấn đề phát sinh trong xử lý từng vụ việc phức tạp. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân chấp hành quyết định XPVPHC; Các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cƣỡng chế hành chính đòi hỏi phải có tính cƣơng quyết và sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng I, Luận văn đã hệ thống, làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng, làm rõ một số khái niệm về đô thị, đô thị hóa, quản lý đô thị, trật tự xây dựng và quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, sự cần thiết và yêu cầu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị; các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị; kinh nghiệm một số địa phƣơng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Trên cơ sở khung lý thuyết nêu trên, luận văn sẽ làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI,

TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2015-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)