Giải pháp về xử phạt, XLVPHC trong xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 111)

3.2. Một số giải pháp công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị

3.2.6. Giải pháp về xử phạt, XLVPHC trong xây dựng

Hiện nay theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã không quá 5.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện không quá 50.000.000 đồng. Trong khi quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tƣ xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở,

quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định mức xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã không quá 10.000.000 đồng, mức xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện không quá 100.000.000 đồng. Vậy xét về thẩm quyền xử phạt tiền có sự không thống nhất giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017 của Chính phủ. Điều này hiện không thống nhất giữa các cơ quan tham mƣu trong ban hành quyết định XPVPHC đối với lĩnh vực TTXDĐT. Thời gian tới cần phải có sự điều chỉnh cho thống nhất về thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp huyện.

3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Tăng cƣờng kiểm tra, xử lý các trƣờng hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng gắn với việc thực hiện các quy định nếp sống văn minh đô thị, trật tự đô thị. tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả bƣớc đầu, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển thành phố Quảng Ngãi xanh, sạch, đẹp. Đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, tránh để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội, tạo điểm nóng trên địa bàn.

3.2.8. Công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý trật tự xây dựng

Đẩy mạnh thực hiện quy định về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Thanh tra Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đảm bảo xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì và sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan liên quan trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên

địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên liên quan, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, buông lỏng trong công tác quản lý trật tự xây dựng, đồng thời đảm bảo không làm ảnh hƣởng đến hoạt động chung của các bên.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Với Trung ương

- Xem xét điều chỉnh thống nhất về thẩm quyền xử phạt tiền của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày

27/11/2017 của Chính phủ.

- Xem xét điều chỉnh lại quy định tại Điều 94, Luật Xây dựng năm 2014

quy định loại đất để đƣợc cấp GPXD có thời hạn phải “Phù hợp với mục đích

sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt”, vì khi thửa đất đã

phạm QHXD công trình công cộng thì không thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở đƣợc, dẫn đến không thể cấp GPXD có thời hạn.

- Xem xét, điều chỉnh lại thời gian Công bố quy hoạch xây dựng vì theo quy định tại Khoản 5, điều 41 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày

18/6/2014 quy định “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch xây dựng

được phê duyệt, UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch

xây dựng”, còn quy định tại Điều 38, Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày

24/11/2017 quy định “Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được cơ

quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, toàn bộ nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước”

3.3.2. Với tỉnh Quảng Ngãi

- UBND tỉnh Quảng Ngãi cho chủ trƣơng nâng cấp quy mô, bộ máy hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố; bổ sung thêm biên chế hành chính cho phòng Quản lý đô thị thành phố, biên chế sự nghiệp cho Đội Quản

lý trật tự đô thị thành phố phụ trách lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị vì địa bàn quản lý của thành phố rộng, các công trình, dự án thực hiện nhiều, nhu cầu xây dựng của ngƣời dân khá cao.

- Cần có chủ trƣơng, cơ chế cho UBND các xã, phƣờng để thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng vì sau khi giải thể Tổ quản lý trật tự đô thị xã, phƣờng; UBND các xã, phƣờng bố trí công chức địa chính - xây dựng kiêm nhiệm công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn dẫn đến tình trạng quá tải, không kịp thời trong việc thực thi công vụ, đã để xảy ra một số trƣờng hợp xây dựng trái phép, sai phép, không ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Cấp bổ sung kinh phí cho UBND thành phố thực hiện công tác cắm mốc quy hoạch đô thị cho tất cả đồ án quy hoạch phân khu đã phê duyệt.

- Xem xét, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tham mƣu xử lý vƣớng mắc, kiến nghị của UBND thành phố liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất có xin phép của hộ gia đình, cá nhân đối vói trƣờng hợp đã xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trƣớc ngày 01/7/2014; cụ thể nhƣ sau: Qua kiểm tra Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố, Quy hoạch xây dựng của thành phố đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt, đồng thời nằm trong chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất có xin phép trong Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố nhƣng qua kiểm tra hiện trạng đang sử dụng của thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất, chủ hộ đã sử dụng đất không đúng mục

đích (tự ý xây dựng nhà ở, công trình xây dựng... trên đất nông nghiệp).

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Luật Đất đai năm 2013 quy định

những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng đất: “Không sử dụng

đất, sử dụng đất không đúng mục đích”. Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm

2013 cũng quy định về nghĩa vụ chung của ngƣời sử dụng đất: “Sử dụng đất

đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, ... và tuân thủ theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Đối chiếu theo quy định trên, với những trƣờng hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất mà thửa đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

đƣợc duyệt nhƣng chủ hộ đã sử dụng đất không đúng mục đích (y dựng nhà

ở, công trình xây dựng, ... trên đất nông nghiệp), UBND thành phố chƣa có

cơ sở cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, do chƣa đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 12; Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Khoản 3, Điều 22 Nghị định số 43/2014/ND-CP ngày 15/5/2014 về việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật trƣớc ngày 01/7/2014 (trƣờng hợp lấn, chiếm đất chƣa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trƣờng hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép) thì thực hiện xử lý nhƣ sau:

a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Ngƣời sử dụng đất vi phạm đƣợc tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nƣớc thu hồi đất, nhƣng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kể khai đăng ký đất đai theo quy định;

b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất, người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định trên, thì trƣờng hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất (trƣớc ngày 01/7/2014) thuộc trƣờng hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép

nhƣng không thuộc trƣờng hợp đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai, thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo và soát, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất; ngƣời đang sử dụng đất đƣợc xem xét cấp Giấy CNQSD, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Xét thấy, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của hộ dân là chính đáng, các hộ gia đình đã xây dựng nhà ở và công trình xây dựng ổn định, về hiện trạng sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố, phù hợp với quy hoạch xây dựng của thành phố. Đối chiếu quy định tại Khoản 1, Điều 52; Khoản 1, Điều 57: Luật Đất đai năm 2013; vận dụng Khoản 3, Khoản 5, Điều 22 Nghị định số 43/2014/ND-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trƣờng xem xét, trình UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích, sử dụng đất có xin phép của hộ gia đình, cá nhân đối với trƣờng hợp thửa đất xinh chuyển mục đích sử dụng đất đã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm, 2020 của thành phố, quy hoạch xây dựng của thành phố, phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố nhƣng đã xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trƣớc ngày 01/7/2014.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Qua kết quả phân tích cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị đƣợc trình bày ở Chƣơng 1, và thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2015-2019 đƣợc trình bày ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 đã hệ thống phƣơng hƣớng, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, các định hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc theo từng nội dung cụ thể về quản lý TTXDĐT trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2020 – 20205, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời đƣa ra những kiến nghị cụ thể đối với Trung ƣơng và đối với tỉnh Quảng Ngãi, để góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nƣớc về TTXDĐT trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị luôn đƣợc Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Quảng Ngãi xác định là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhƣ: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công tác quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý đất đai; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; huy động sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân…Vì vậy, công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ các công trình xây dựng có phép, đúng phép tăng dần, góp phần vào cải thiện cảnh quan kiến trúc đô thị và điều kiện sống của Nhân dân.Tuy nhiên, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, vi phạm về mật độ xây dựng, chiều cao, khoảng lùi công trình, việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra rất phức tạp.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ mục tiêu phát triển đô thị “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38-40%” “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bƣớc hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lƣợng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trƣng của các đô thị động lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng…” Nhận thức đƣợc vấn đề này, luận văn đã tiến hành nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, làm rõ những kết

quả, hạn chế, nguyên nhân chủ quan và khách quan; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế và nguồn lực thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, góp phần xây dựng thành phố Quảng Ngãi phát triển theo hƣớng văn minh, bền vững trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chữ Thị Kim Anh (2014), “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô

thị trên địa bàn Quận Hoàng Mai”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật –

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. TS. KTS Lê Trọng Bình (Bài giảng 2009),“Pháp luật và Quản lý đô

thị”.

3. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 02/2014/TT-BXD, ngày 12/02/2014

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày 10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

4. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016

Hướng dẫn về cấp phép xây dựng.

5. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007,

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm hành chính.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013, Quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013

Quy định về cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

8. Chính phủ (2014), Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

9. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về

Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

10. Chính phủ (2017), Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)