Những yếu tố tác động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 47)

1.3.4.1. Các yếu tố văn hóa, lịch sử, tập quán, truyền thống

Quản lý nhà nƣớc luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội nhƣ văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen,…. Sự tác động của các yếu tố này luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã đƣợc kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình hiện đại hóa nền hành chính nhà nƣớc.

1.3.4.2. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế

Sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế đang tạo ra những thay đổi trong tƣ duy và phƣơng pháp tổ chức quản lý trên quy mô toàn xã hội. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý hành chính giúp thu hẹp khoảng cách không gian, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực tế và nhờ vậy trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành. Quá trình hội nhập quốc tế càng đƣợc đẩy nhanh thì áp lực về quá trình hiện đại hóa nền hành chính, cũng nhƣ đòi hỏi về việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng gia tăng.

1.3.4.3. Bối cảnh kinh tế thế giới

Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều phức tạp, để giữ vững đà tăng trƣởng, giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự tăng kinh tế - xã hội trƣởng và hoàn thành các nhiệm vụ, Chính phủ cũng đã và đang có những giải pháp quyết liệt để bứt phá, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, phát triển kinh tế phải đi liền với an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng trong vấn đề đô thị hóa với phát triển bền vững con ngƣời. Chính phủ luôn quan tâm đến tiến trình đô thị hóa, đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của các đô thị trong việc thúc đẩy tăng trƣởng và hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, phát triển hiệu quả và bền vững một hệ thống đô thị quốc gia, phục vụ các mục tiên phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong giai đoạn này, khu vực đô thị - hạ tầng cơ bản và là tâm điểm tăng trƣởng của nền kinh tế - đƣợc xác định là nơi “nóng” nhất của yêu cầu phát triển bền vững. Với một sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, đã thu hút đƣợc số lƣợng lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng….Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít hệ lụy, bất cập khó giải quyết trong thời gian ngắn, đó là vấn đề gia tăng dân số ở khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông môi trƣờng, an ninh trật tự…

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm của thành phố Quảng Ngãi

1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Trong giai đoạn 2015-2019, UBND quận Cẩm Lệ đã chỉ đạo xử lý 96 trƣờng hợp xây dựng trái phép, yêu cầu UBND các phƣờng lập biên bản tháo dỡ 96 trƣờng hợp theo quy định. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra 10.093 trƣờng hợp xây dựng mới, qua đó phát hiện có 119 trƣờng hợp xây dựng không có giấy phép và 129 trƣờng hợp sai nội dung GPXD đã cấp; ban hành quyết định xử phạt 248 trƣờng hợp với số tiền là 2.313.736.000 đồng.

Riêng trong 04 tháng đầu năm 2019 (tính đến ngày 25/4/2019); Tổng số GPXD đƣợc cấp là 3.881 hồ sơ. Hồ sơ trễ hẹn thực tế là 42 hồ sơ. Tổng số công trình đƣợc kiểm tra: 1.692 trƣờng hợp, trong đó: Số công trình xây dựng có giấy phép: 1.662 trƣờng hợp, số công trình xây dựng trái phép: 15 trƣờng hợp, số công trình xây dựng không phép: 15 trƣờng hợp; Số công trình xây dựng nhà sai phép: 21 trƣờng hợp. Tổ chức tháo dỡ 15 trƣờng hợp vi phạm. UBND quận ban hành 36 Quyết định XPVPHC với số tiền 572.500.000 đồng.

Qua số liệu thống kê cho thấy tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận đã có chuyển biến tích cực, đa số ngƣời dân đều chấp hành việc xin cấp phép xây dựng trƣớc khi khởi công xây dựng công trình hoặc xin điều

chỉnh GPXD khi có thay đổi thiết kế (số lượng công trình không phép chiếm

tỷ lệ 1,62%, sai phép chiếm tỷ lệ 0,8% so với số lượng công trình kiểm tra),

100% các công trình sai phạm bị xử lý hành chính, trên địa bàn quận không có điểm nóng về trật tự xây dựng.

Ngoài những kết quả đạt đƣợc trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, trong đó tập trung ở các pháp chính nhƣ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về lĩnh vực trật tự xây

dựng và công bố thông tin các dự án quy hoạch; tổ chức hƣớng dẫn các nội dung trƣớc và sau khi cấp phép xây dựng cho Nhân dân đƣợc biết và thực hiện; Kiện toàn lại các quy chế phối hợp, quy trình và các văn bản liên quan; Ứng dụng Zalo vào quy chế phối hợp kết nối các cơ quan, đơn vị và các cá nhân khi giải quyết công vụ... Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận Cẩm Lệ hiện nay vẫn còn những tồn tại sau:

+ Tình trạng xây dựng sai phép có dấu hiệu chuyển biến phức tạp, chủ yếu là các trƣờng hợp tự ý thay đổi thiết kế công trình, không đúng công năng đã đƣợc cấp phép xây dựng nhƣng không xin phép cơ quan chức năng gây tìm ẩn các nguy cơ về PCCC, môi trƣờng, an toàn giao thông...

+ Công tác giám sát việc đình chỉ thi công đối với các công trình vi phạm còn hạn chế do lực lƣợng kiểm tra còn mỏng so với số lƣợng công trình khởi công trên địa bàn. Mức phạt theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ khá cao gây khó khăn trong việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Một số tuyến đƣờng quy hoạch kiến trúc có quy định chiều cao công

trình tối thiểu 02 tầng hoặc 03 tầng (ví dụ như: Đường 10m5, khu đô thị sinh

thái Hòa Xuân GĐ 1A và GĐ2) còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vi

phạm đối với trƣờng hợp xây dựng sai nội dung giấy phép về hành vi giảm số tầng. Việc triển khai quy chế phối hợp tại Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố về xử lý vi phạm trật tự xây dựng còn bất cập, do các chi nhánh Điện lực Cẩm Lệ, Thanh Khê không ngừng cung cấp dịch vụ điện khi có yêu cầu.

+ Nghiệp vụ XPVPHC về trật tự xây dựng của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị và các phƣờng chƣa đƣợc đồng đều, cán bộ phụ trách còn hạn chế về chuyên môn xây dựng. Thời gian giải quyết cấp GPXD là 10 ngày hiện nay không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi số lƣợng công trình xin phép

khởi công trên địa bàn tăng mạnh, nhất là trong thời điểm thành phố đang thực hiện tinh giản biên chế và triển khai phân cấp quản lý lĩnh vực xây dựng cho địa phƣơng, trong khi quy định của Luật Xây dựng là 15 ngày làm việc.

Về giải pháp trong thời gian đến: Tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các phƣờng thực hiện tốt các giải pháp, quy chế phối hợp đã ban hành. Tiếp tục tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, nhất là hành vi không thông báo chính quyền địa phƣơng khi khởi công xây dựng và hành vi xây dựng sai phép. Nắm rõ tình hình xây dựng thực tế để thực hiện tốt công tác quản lý. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền và hoàn thiện các nội dung tuyên truyền về thực hiện Chỉ thị 21 của Thành ủy, Nghị định 139 và Thông tƣ 03. Kiện toàn lại nhân sự của phòng Quản lý đô thị, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Tiếp tục kiến nghị UBND thành phố điều chỉnh thời gian cấp phép xây dựng của các quận, huyện trong bộ thủ tục hành chính của thành phố là 15 ngày theo quy định của Luật Xây dựng. Áp dựng phần mềm Quản lý trật tự xây dựng vào quy chế phối hợp giữa các đơn vị của quận và phƣờng vào công tác quản lý trật tự xây dựng. [37]

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, Quận ủy - UBND quận Tân Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát để chỉ đạo kịp thời việc tổ chức thực hiện ở cơ sở; chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp thực hiện có kết quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trƣơng của Thành phố, Quận trong công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn; 100% cán bộ, đảng viên tại khu vực địa bàn dân cƣ đã ký cam kết nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà

nƣớc về trật tự xây dựng. Tăng cƣờng công tác phối hợp, tuần tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng. Bộ máy và cán bộ quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng tại các phƣờng đƣợc củng cố, kiện toàn. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân từng bƣớc đƣợc nâng lên. Qua đó, tình hình trật tự xây dựng đã có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm có chiều hƣớng giảm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn quận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, trên địa bàn quận vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng của một số dự án đầu tƣ xây dựng: Khu đất công trình công cộng Phƣờng 6; Dự án Tổ hợp nhà ở - nhà ở xã hội Tân Bình Apartment số 32 Hoàng Bật Đạt, Phƣờng 15; Dự án Tòa nhà Bảy Hiền Tower tại số 09 đƣờng Phạm Phú Thứ, Phƣờng 11.... Nguyên nhân do một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức đƣợc phân công phụ trách thiếu ý thức trách nhiệm, còn buông lỏng trong công tác quản lý, kiểm tra địa bàn; công tác phối hợp giữa UBND 15 phƣờng với Đội Thanh tra địa bàn quận, Thanh tra Sở Xây dựng trong thời gian qua chƣa chặt chẽ, chƣa kịp thời phát hiện và xử lý sớm, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng; một bộ phận ngƣời dân không chấp hành pháp luật, cố tình vi phạm và có thái độ bất hợp tác khi lực lƣợng chức năng thực hiện xử lý.

Trong năm 2018, tổng số công trình có GPXD đƣợc kiểm tra 1.891 công trình với 4.460 lƣợt, phát hiện và xử lý 121 công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị, trong đó: Xây dựng sai nội dung giấy phép: 13 trƣờng hợp, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành 13 Quyết định XLVPHC. Kết quả thực hiện: đã thực hiện 11 Quyết định (thực hiện nộp phạt và tháo dỡ bộ phận công trình xây dựng vi phạm); chƣa thực hiện 02 Quyết định (thực hiện nộp phạt nhƣng chƣa tháo dỡ bộ phận công trình xây dựng vi phạm). Xây dựng không phép: 53 trƣờng hợp, UBND quận Tân Bình đã ban hành 53 Quyết định XPVPHC.

Từ ngày 01/01/2019 đến 30/11/2019, tổng số công trình có GPXD đƣợc kiểm tra 1540 công trình với 3.806 lƣợt, xử lý 40 công trình vi phạm (chiếm tỷ lệ 2,6% số công trình có GPXD), trong đó: Xây dựng sai nội dung giấy phép: 15 công trình, UBND quận đã ban hành 15 quyết định XPVPHC. Xây dựng không phép: 07 công trình, UBND quận đã ban hành 07 Quyết định XPVPHC.

Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 23-CT/TU 25/7/2019 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bản thành phố [46]; tổng số công trình có GPXP đƣợc kiểm tra 643 công trình với 1.529 lƣợt, đã xử lý 09 công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị, trong đó 02 công trình xây dựng sai phép, đã ban hành 02 quyết định XPVPHC, đang còn trong thời gian lập thủ tục điều chỉnh GPXP; 01 công trình xây dựng không phép, đã ban hành 01 Quyết định XPVPHC, 06 công trình vi phạm khác, đã ban hành 12 quyết định XPVPHC, đã nộp tiền phạt và thực hiện xong biện pháp khắc phục hậu quả. Tỷ lệ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị giảm 71% so với trƣớc khi thực hiện chỉ thị 23-CT/TU (tính từ 01/01/2019).

Giải pháp trong thời gian đến: UBND quận tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 23-CT/TU nhằm duy trì, giữ vững ổn định tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, đảm bảo 100% các công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo đều đƣợc quản lý, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm, dứt điểm những hành vi vi phạm về trật tự xây dựng. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho nhân dân khi có nhu cầu xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà ở; đơn giản, công khai, minh bạch các thủ tục khi cấp phép xây dựng. Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý trật tự xây dựng ở địa phƣơng; chỉ đạo rà soát, xây dựng phƣơng án đảm bảo các Quyết định XLVPHC ban hành phải đƣợc thực thi, đảm bảo tính

nghiêm minh của công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn; đồng thời, rà soát các trƣờng hợp xây dựng không phép, sai phép để tổng hợp, phân loại trƣờng hợp nào cố ý vi phạm, trƣờng hợp nào vi phạm có nguyên nhân từ những tồn tại, bất cập về pháp lý trong lĩnh vực xây dựng để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ vƣớng mắc cho ngƣời dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các giới nhân dân tích cực tham gia thực hiện tốt Chỉ thị 23-CT/TU. Phát huy vai trò giám sát của Ban điều hành Khu phố, Tổ dân phố đối với công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn dân cƣ, nhất là các địa bàn thƣờng xuyên xảy ra vi phạm trật tự xây dựng để kịp thời kiểm tra, ngăn chặn và xử lý ngay từ đầu các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, không để trƣờng hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng không đƣợc ngăn chặn kịp thời dẫn đến công trình

hoàn thành đƣa vào sử dụng.[38]

1.4.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Ngay sau khi Quyết định số 51/2018/QÐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định đƣợc ban hành, UBND thành phố Quy Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp trong việc bảo đảm về trật tự xây dựng; hạn chế đến mức thấp tình trạng xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn, qua đó tình hình trật tự xây dựng đã có sự chuyển biến tích cực.

Năm 2019, thành phố Quy Nhơn đã phát hiện và xử lý 1.261 trƣờng hợp vi phạm, trong đó xử phạt 110 trƣờng hợp, thu trên 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Vịnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn, dù đã tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát nhƣng tình trạng vi phạm trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)