Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 108)

3.2. Một số giải pháp công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị

3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Kiến nghị cấp thẩm quyền có chính sách, cơ chế ƣu đãi, thu hút cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi; tuyển dụng lực lƣợng công chức, viên chức có trình độ về làm việc tại địa phƣơng; đồng thời xem xét, bổ sung biên chế hành chính cho phòng Quản lý đô thị thành phố, biên chế sự nghiệp cho Đội QLTTĐT thành phố, tạo điều kiện cho phòng, Đội hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

- Chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị. Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp ngang tầm với yêu cầu quản lý và phát triển đô thị trong tình hình mới, đảm bảo đủ phẩm chất, trình độ, năng lực thực tiễn để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng trong quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị.

Việc kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nƣớc về TTXDĐT là một trong những giải pháp quan trọng. Trƣớc mắt cần quan tâm

thực hiện một số giải pháp nhƣ: Rà soát lại năng lực của công chức làm công tác quản lý về xây dựng, quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị của phòng Quản lý đô thị thành phố, Đội quản lý trật tự xây dựng thành phố. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo hƣớng chuẩn hóa trình độ trên đại học, đại học, lý luận cao cấp, trung cấp chính trị để nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, khắc phục tình trạng cán bộ làm công tác quản lý về xây dựng mà không có chuyên môn về xây dựng; Hạn chế việc giao một công chức,viên chức thực hiện kiêm nhiệm cùng lúc nhiều nhiệm vụ có tính chất nghiệp vụ khác nhau, dẫn đến có lúc chƣa kiểm tra sâu sát đƣợc tất cả các nhiệm vụ.

Để công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại UBND các xã, phƣờng đƣợc chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, các cơ quan chuyên ngành cấp trên cần thƣờng xuyên mở lớp tâp huấn nghiệp vụ về công tác quản lý trât tự xây dựng đô thị, đặc biệt là cập nhật thƣờng xuyên các văn bản pháp lý có liên quan. Phân công viên chức của Đội QLTTĐT thành phố phụ trách từng địa bàn cụ thể tại UBND xã, phƣờng... Qua đó nâng cao trách nhiệm đối với từng các nhân cụ thể, thƣờng xuyên có sự phối hợp với cán bộ địa chính xây dựng phƣờng, xã trong công tác kiểm tra TTXDĐT.

Bên cạnh đó cần quán triệt, chỉ đạo nâng cao năng lực, trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, phƣờng trong thực thi nhiệm vụ quản lý TTXDĐT tại địa phƣơng. Trƣờng hợp địa phƣơng nào để xảy ra vi phạm, tạo điểm nóng trên địa bàn, gây bức xúc trong dƣ luận, quần chúng Nhân dân thì Chủ tịch UBND các xã, phƣờng đó phải chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch UBND thành phố theo quy định tại Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và Quyết định số 1245-QĐ/TU ngày 8/8/2016 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy ban hành Quy định trách nhiệm đối với ngƣời đứng

đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc diện Ban Thƣờng vụ Thành ủy quản lý trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.

- Xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong các lĩnh vực, cấp bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố; chú trọng đào tạo, dạy nghề cho ngƣời lao động, trang bị kiến thức nhằm nâng cao ý thức, tác phong làm việc cho ngƣời lao động. Điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nâng cao trình độ lao động, đặc biệt là đối với ngƣời nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng

Trong những năm gần đây Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành những quy định, hƣớng dẫn cụ thể về cấp GPXD theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân thực hiện công tác cấp GPXD. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng xây dựng công trình, nhà ở không có GPXD, một phần là do tâm lý ngƣời dân vẫn còn ngại khó khăn khi liên hệ làm các thủ tục hành chính có liên quan đến cấp GPXD.

Để giải quyết thực trạng này cần phải làm tốt hơn nữa việc công khai các thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp GPXD. Việc niêm yết công khai những quy trình thủ tục nhƣ vậy sẽ giúp ngƣời dân nắm đƣợc các quy định, thủ tục cấp GPXD để thực hiện. Đồng thời kết hợp tổ chức tuyên truyền, công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm nhằm tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nƣớc.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về TTXDĐT tại thành phố Quảng Ngãi cần điều chỉnh, hoàn thiện một số văn bản có liên quan, cụ thể nhƣ sau:

- UBND tỉnh điều chỉnh Quy chế quản lý Quy hoạch kiến trúc đô thị của thành phố theo hƣớng phù hợp đặc thù địa bàn của thành phố nhƣ: Cần có sự phân biệt rõ ràng giữa khu vực dân cƣ hiện hữu và khu dân cƣ mới hình thành, tạo thuận lợi cho việc cấp GPXD và quản lý TTXDĐT của thành phố.

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại một phần của Luật Xây dựng năm 2014 tại Điều 94 Điều kiện cấp GPXD có thời hạn. Điều này quy định thửa đất đã phạm QHXD công trình công cộng, nhƣng cấp thẩm quyền chƣa có kế hoạch thực hiện quy hoạch thì đƣợc xem xét cấp GPXD có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên cũng tại Điều 94 quy định loại

đất để đƣợc cấp GPXD có thời hạn phải “Phù hợp với mục đích sử dụng đất

theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt”, điều này gây khó khăn cho

ngƣời dân trong thời gian qua, vì khi thửa đất đã phạm QHXD công trình công cộng thì không thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở đƣợc, dẫn đến không thể cấp GPXD có thời hạn.

Để việc lƣu trữ hồ sơ cấp GPXD của thành phố Quảng Ngãi đƣợc khoa học hơn, dễ truy xuất khi cần thiết, tránh tình trạng thất lạc hồ sơ thì UBND thành phố Quảng Ngãi cần phải xây dựng kho lƣu trữ riêng và giao đơn vị có chức năng quản lý, sử dụng.

3.2.6. Giải pháp về xử phạt, XLVPHC trong xây dựng

Hiện nay theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã không quá 5.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện không quá 50.000.000 đồng. Trong khi quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tƣ xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở,

quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định mức xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã không quá 10.000.000 đồng, mức xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện không quá 100.000.000 đồng. Vậy xét về thẩm quyền xử phạt tiền có sự không thống nhất giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017 của Chính phủ. Điều này hiện không thống nhất giữa các cơ quan tham mƣu trong ban hành quyết định XPVPHC đối với lĩnh vực TTXDĐT. Thời gian tới cần phải có sự điều chỉnh cho thống nhất về thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp huyện.

3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Tăng cƣờng kiểm tra, xử lý các trƣờng hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng gắn với việc thực hiện các quy định nếp sống văn minh đô thị, trật tự đô thị. tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả bƣớc đầu, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển thành phố Quảng Ngãi xanh, sạch, đẹp. Đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, tránh để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội, tạo điểm nóng trên địa bàn.

3.2.8. Công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý trật tự xây dựng

Đẩy mạnh thực hiện quy định về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Thanh tra Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đảm bảo xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì và sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan liên quan trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên

địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên liên quan, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, buông lỏng trong công tác quản lý trật tự xây dựng, đồng thời đảm bảo không làm ảnh hƣởng đến hoạt động chung của các bên.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Với Trung ương

- Xem xét điều chỉnh thống nhất về thẩm quyền xử phạt tiền của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày

27/11/2017 của Chính phủ.

- Xem xét điều chỉnh lại quy định tại Điều 94, Luật Xây dựng năm 2014

quy định loại đất để đƣợc cấp GPXD có thời hạn phải “Phù hợp với mục đích

sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt”, vì khi thửa đất đã

phạm QHXD công trình công cộng thì không thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở đƣợc, dẫn đến không thể cấp GPXD có thời hạn.

- Xem xét, điều chỉnh lại thời gian Công bố quy hoạch xây dựng vì theo quy định tại Khoản 5, điều 41 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày

18/6/2014 quy định “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch xây dựng

được phê duyệt, UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch

xây dựng”, còn quy định tại Điều 38, Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày

24/11/2017 quy định “Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được cơ

quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, toàn bộ nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước”

3.3.2. Với tỉnh Quảng Ngãi

- UBND tỉnh Quảng Ngãi cho chủ trƣơng nâng cấp quy mô, bộ máy hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố; bổ sung thêm biên chế hành chính cho phòng Quản lý đô thị thành phố, biên chế sự nghiệp cho Đội Quản

lý trật tự đô thị thành phố phụ trách lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị vì địa bàn quản lý của thành phố rộng, các công trình, dự án thực hiện nhiều, nhu cầu xây dựng của ngƣời dân khá cao.

- Cần có chủ trƣơng, cơ chế cho UBND các xã, phƣờng để thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng vì sau khi giải thể Tổ quản lý trật tự đô thị xã, phƣờng; UBND các xã, phƣờng bố trí công chức địa chính - xây dựng kiêm nhiệm công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn dẫn đến tình trạng quá tải, không kịp thời trong việc thực thi công vụ, đã để xảy ra một số trƣờng hợp xây dựng trái phép, sai phép, không ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Cấp bổ sung kinh phí cho UBND thành phố thực hiện công tác cắm mốc quy hoạch đô thị cho tất cả đồ án quy hoạch phân khu đã phê duyệt.

- Xem xét, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tham mƣu xử lý vƣớng mắc, kiến nghị của UBND thành phố liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất có xin phép của hộ gia đình, cá nhân đối vói trƣờng hợp đã xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trƣớc ngày 01/7/2014; cụ thể nhƣ sau: Qua kiểm tra Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố, Quy hoạch xây dựng của thành phố đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt, đồng thời nằm trong chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất có xin phép trong Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố nhƣng qua kiểm tra hiện trạng đang sử dụng của thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất, chủ hộ đã sử dụng đất không đúng mục

đích (tự ý xây dựng nhà ở, công trình xây dựng... trên đất nông nghiệp).

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Luật Đất đai năm 2013 quy định

những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng đất: “Không sử dụng

đất, sử dụng đất không đúng mục đích”. Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm

2013 cũng quy định về nghĩa vụ chung của ngƣời sử dụng đất: “Sử dụng đất

đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, ... và tuân thủ theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Đối chiếu theo quy định trên, với những trƣờng hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất mà thửa đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

đƣợc duyệt nhƣng chủ hộ đã sử dụng đất không đúng mục đích (y dựng nhà

ở, công trình xây dựng, ... trên đất nông nghiệp), UBND thành phố chƣa có

cơ sở cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, do chƣa đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 12; Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Khoản 3, Điều 22 Nghị định số 43/2014/ND-CP ngày 15/5/2014 về việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật trƣớc ngày 01/7/2014 (trƣờng hợp lấn, chiếm đất chƣa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trƣờng hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép) thì thực hiện xử lý nhƣ sau:

a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Ngƣời sử dụng đất vi phạm đƣợc tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nƣớc thu hồi đất, nhƣng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kể khai đăng ký đất đai theo quy định;

b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất, người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định trên, thì trƣờng hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất (trƣớc ngày 01/7/2014) thuộc trƣờng hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép

nhƣng không thuộc trƣờng hợp đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)