Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại tp tây ninh, tỉnh tây ninh (Trang 36 - 40)

- Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm: Các thông tin cần thiết để chủ đầu tư xây dựng và để cơ quan chức năng căn cứ kiểm tra việc xây

1.3.4.3. Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đô thị

i. Nguyên tắc xử phạt hành chính về trật tự xây dựng đô thị

Trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử lý từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức, cá nhân đều bị xử phạt.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích đáng.

- Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cần thiết, sự kiện bất khả kháng, vi phạm hành chính khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

ii. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

- Hình thức xử phạt chính: phạt tiền, mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm.

- Các hình thức xử phạt bổ sung:

+ Thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. - Các biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm;

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

+ Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật.

iii. Trình tự xử phạt vi phạm hành chính

- Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình và quản lý sử dụng nhà, người có thẩm quyền phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản hành vi vi phạm và chuyển tới người có thẩm quyền để xử phạt.

- Biên bản được lập đầy đủ theo mẫu quy định. Biên bản được lập ít nhất là 02 bản: 01 bản giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ để xử

phạt; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đến cấp có thẩm quyền để giải quyết.

Thời hạn ra quyết định xử phạt

- Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định.

- Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

- Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn được quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn

không quá 30 ngày.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho người bị xử phạt hoặc thông báo cho họ đến nhận; thời điểm người bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt được coi là thời điểm được giao quyết định.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành trong thời hạn quy định thì bị cưỡng chế thi hành.

- Trường hợp đã qua một năm, mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt do người đó không đến nhận và xác

định được địa chỉ của họ, hoặc lý do khách quan khác thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt ghi trong quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; nếu cần áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh hoặc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, thì người có thẩm quyền phải tổ chức thực hiện các biện pháp này. Ngân sách nhà nước chỉ trả cho việc thực hiện các biện pháp này hoặc được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu (nếu có).

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

- Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì Chủ tịch UBND

các cấp, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện cưỡng chế.

- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau:

+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

+ Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

+ Đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

- Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

iv. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm kể từ ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng); quá thời hạn trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Nếu trong khoảng thời gian 02 năm kể từ khi hành vi vi phạm được thực hiện mà tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt được

tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. - Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính sau 01 năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt hết hiệu lực mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại tp tây ninh, tỉnh tây ninh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)