Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại tp tây ninh, tỉnh tây ninh (Trang 49 - 50)

- Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm: Các thông tin cần thiết để chủ đầu tư xây dựng và để cơ quan chức năng căn cứ kiểm tra việc xây

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Tây Ninh nằm ở ở vị trí trung tâm tỉnh Tây Ninh có tọa độ địa lý từ 10604’31” - 106012’00”/ kinh độ Đông, từ 11017’21” - 11032’59”/ vĩ độ Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 99km theo quốc lộ 22, tỉnh lộ 782, cách biên giới Vương quốc Campuchia 25km về phía Tây và 40km về phía Tây Bắc. Đây là cửa ngõ quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ và kết nối với các nước trong khu vực ASEAN qua các cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát. Thành phố Tây Ninh có tổng diện tích tự nhiên khoảng 140 km2, chiếm 3,46% diện tích tự nhiên của cả tỉnh, bao gồm 07 phường và 03 xã. Dân số thường trú của Thành phố Tây Ninh là 153.537 người.

Phía Đông: giáp huyện Dương Minh Châu. Phía Tây: giáp huyện Châu Thành.

Phía Nam: giáp huyện Hòa Thành.

Phía Bắc: giáp huyện Tân Biên và Tân Châu.

Khí hậu: Thành phố Tây Ninh nằm trong khu vực ảnh hưởng gió mùa mang đặc trưng khí hậu vùng Đông Nam Bộ. Khí hậu nhiệt đới ôn hòa, hiếm bão lụt. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

Nhiệt độ không khí: Cao nhất: 29,10C. Thấp nhất: 25,10C. Trung bình: 26,90C. Độ ẩm không khí: Cao nhất: 87,7%. Thấp nhất: 66,00%. Trung bình: 80,70%. Lượng mưa: Cao nhất: 2346 mm/n. Thấp nhất: 1357 mm/n. Trung bình: 1805 mm/n. Lượng bốc hơi: Bình quân năm 1423 mm/n, chiếm khoảng 60% lượng mưa cả năm. Số giờ nắng: Trung bình 2700-2800 giờ/ năm. Tháng có giờ nắng cao nhất: Vào mùa khô có 8-9 giờ nắng /ngày. Gió: gió Tây Nam vào mùa mưa, thường có giông cấp 6-cấp 8. Gió Đông Nam vào mùa khô. Tốc độ gió trung bình 1,6 m/s, có lúc đạt 1,8m/s.

Thủy văn: Thành phố Tây Ninh có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 20 - 40m so với mặt nước biển, hướng dốc chung từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Khu vực có địa hình cao thể hiện rõ nét ở phía Đông Bắc (khu vực giáp ranh với huyện Dương Minh Châu) với sự hợp thành của 3 đỉnh núi Phụng, núi Đất và núi Bà Đen (cao nhất 986 m), tạo nên dãy núi cao nhất tỉnh Tây Ninh và miền Đông Nam Bộ. Toàn Thành phố có thể phân biệt thành 2 dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình đồi núi: Có diện tích hơn 1.700 ha thuộc khu vực dãy núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, Phường Ninh Sơn, Ninh Thạnh). Khu vực đồi núi này có độ dốc lớn (t20- 400) nên cần bảo vệ và phát triển cây lâm nghiệp với vai trò bảo vệ môi trường, chống xói mòn giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và điều hoà

tiểu khí hậu khu vực.

- Địa hình đồng bằng: Phần lớn diện tích đất đai thành phố Tây Ninh có địa hình đồng bằng, ít dốc trên nền phù sa cổ, thềm sông và bãi bồi, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng

hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại tp tây ninh, tỉnh tây ninh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)