- Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm: Các thông tin cần thiết để chủ đầu tư xây dựng và để cơ quan chức năng căn cứ kiểm tra việc xây
1.5.1. Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố 1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nộ
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội
Năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, tình hình quản lý trật tự xây dựng độ thị đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số công trình vi phạm bị lập biên bản, xử lý tăng đáng kể so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp giữa Thanh tra xây dựng và chính quyền địa phương có nơi chưa chặt chẽ, dẫn đến công trình vi phạm không được xử lý triệt để. Để giải quyết tình trạng này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ cơ quan quản lý.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, các Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã kiểm tra hơn 10.000 công trình. Trong đó, thanh tra đã lập hồ sơ vi
phạm 1.592 trường hợp (có 559 công trình không phép, 348 công trình sai phép, sai thiết kế, quy hoạch…). Căn cứ Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã, 100% trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã được Thanh tra xây dựng lập hồ sơ, đề xuất biện pháp xử lý, chuyển cho UBND các cấp xử lý theo thẩm quyền. So với 6 tháng đầu năm 2015, tổng số công trình kiểm tra giảm 12%, song số công trình vi phạm bị phát hiện, lập biên bản tăng 29%. Đáng chú ý, số quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi sau thanh tra lên tới hơn 1.000 trường hợp, tăng 82%; số tiền xử phạt thu nộp hơn 13,85 tỷ đồng, tăng 12,5%.
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố nên số công trình kiểm tra, kiểm soát luôn ở mức cao và số công trình vi phạm thiết lập hồ sơ tăng so với cùng kỳ năm 2015. Trong số đó, nhiều công trình vi phạm còn liên quan đến cả quản lý, sử dụng đất, vi phạm rừng phòng hộ… đã kéo dài nhiều năm (như vụ nhà hàng Nắng Sông Hồng, phường Bồ Đề, quận Long Biên). Theo ông Nguyễn Việt Dũng, 6 tháng đầu năm 2016, Sở Xây dựng Hà Nội đã nhận được 96 văn bản chỉ đạo giải quyết 67 vụ việc liên quan đến trật tự xây dựng đô thị, đất đai của Thành ủy, UBND Thành phố. Thanh tra Sở đã tập trung đôn đốc, phối hợp với chính quyền các cấp xử lý các vụ việc vi phạm tồn đọng, “nóng”, phức tạp theo chỉ đạo của thành phố nên công trình vi phạm tồn đọng giảm, nhiều vụ việc được xử lý ngay từ khi phát sinh. Đặc biệt, thực hiện cơ chế “song trùng chỉ đạo”, lãnh đạo Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện đã thường xuyên rà soát, đánh giá công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, thống nhất giải quyết vấn đề phát sinh trong xử lý từng vụ việc phức tạp.
Tuy nhiên, cơ chế “song trùng chỉ đạo” cũng nảy sinh việc công trình vi phạm bị lập hồ sơ, Thanh tra xây dựng chuyển cho chính quyền các cấp xử lý
theo thẩm quyền nhưng có lúc, có nơi, chính quyền cơ sở thiếu quyết liệt, dẫn đến nhiều công trình không được xử lý triệt để. Thậm chí, có xã, phường không cử cán bộ phối hợp kiểm tra với thanh tra; công an phường không thực hiện quy định cấm nhân công, xe chuyển vật liệu vào công trình theo đề nghị. Ngược lại, không ít Thanh tra xây dựng hạn chế về kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn, để công trình vi phạm trên địa bàn không kịp thời xử lý, khi dư luận phản ánh thì mức độ vi phạm đã lớn. Do vậy, có quan điểm chỉ đạo xử lý, áp dụng giải quyết khác nhau giữa các địa phương; có nơi tiếp nhận hồ sơ vi phạm lại giao Phòng Tư pháp thẩm định, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý. Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số 1.592 trường hợp thiết lập hồ sơ vi phạm, UBND các cấp đã xử lý 980 trường hợp (cưỡng chế 183 trường hợp); còn hơn 600 trường hợp đang tiếp tục giải quyết.
Tại hội nghị sơ kết công tác quản lý trật tự xây dựng 6 tháng đầu năm 2016, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã nhấn mạnh, từ thời điểm này, địa bàn nào để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng, trước hết thanh tra phụ trách địa bàn sẽ bị đình chỉ công tác, làm rõ trách nhiệm. Đây là động thái quyết liệt, nghiêm túc của Sở Xây dựng nhằm hạn chế hiện tượng vi phạm kỷ luật công vụ, buông lỏng quản lý. Theo Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, một trong những nguyên nhân khiến vi phạm kéo dài là do Thanh tra xây dựng địa bàn chưa làm hết trách nhiệm trong theo dõi, đôn đốc chính quyền xử lý. Trong 6 tháng đầu năm, Sở Xây dựng đã xem xét trách nhiệm 31 công chức, buộc thôi việc 2 trường hợp; cảnh cáo, khiển trách 13 trường hợp; giáng chức 2 trường hợp; hiện tiếp tục xem xét trách nhiệm 13 cán bộ, công chức (Nguồn Internet).