Kinh nghiệm của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 37 - 40)

Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong khu vực vùng núi phía bắc, có xuất phát điểm thấp, nền sản xuất nông lâm nghiệp là chính, nên kinh tế gặp nhiều khó khăn. Song, với sự chỉ đạo tích cực, quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực, chung sức chung lòng của ngƣời dân, đến nay, Trấn Yên đã có 10 xã/tổng số 21 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM; 100% số xã đạt từ 9 tiêu chí trở lên. Sau 7 năm triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, nông nghiệp, nông thôn của huyện Trấn Yên đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân cải thiện; kết cấu hạ tầng đầu tƣ và từng bƣớc hoàn thiện, trong đó có sự thay đổi đáng kể về hạ tầng giao thông nông thôn; 100% tuyến đƣờng từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, cụm xã đã cứng hóa bằng bê tông và rải nhựa; đƣờng trục xã, liên xã đã kiên cố hóa đạt gần 90%; đƣờng trục thôn, liên thôn đã cứng hóa đạt trên 45%; đƣờng ngõ xóm đã cứng hóa đạt gần 30%; các đƣờng trục chính nội đồng; hệ thống các công trình thủy lợi, hồ đập, hệ thống đê bao đƣợc đầu tƣ

nâng cấp, góp phần thiết thực thúc đẩy sản xuất của nhân dân; tất cả các xã trên địa bàn huyện đều đã có hệ thống lƣới điện quốc gia phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân. Đạt đƣợc kết quả đó huy động tất cả các nguồn lực có thể để tổ chức thực hiện, tổng nguồn vốn đầu tƣ thực hiện Chƣơng trình XDNTM trên địa bàn huyện đạt trên 1.320 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ trực tiếp từ chƣơng trình 60,788 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chƣơng trình 616,266 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp trên 222 tỷ đồng và vốn cộng đồng dân cƣ, tín dụng và huy động khác 421,731 tỷ đồng; ngoài ra, nhân dân các xã trong huyện còn hiến hàng chục héc-ta đất và hàng trăm nghìn ngày công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...

Cùng với đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện đã quan tâm đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn và xây dựng các mô hình liên kết phát triển kinh tế trên địa bàn để tiêu thụ sản phẩm nông - lâm sản cho nhân dân. Hàng năm, huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho từ 1.700 - 2.000 lao động; giải quyết việc làm mới cho 2.000 - 2.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 37%. Tại huyện Trấn Yên đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhƣ vùng tre Bát Độ gần 2.000 ha, vùng quế hơn 12.000 ha, vùng trồng dâu hơn 250 ha, bƣớc đầu hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi hơn 500 ha…. Với các hình thức tổ chức sản xuất đƣợc đổi mới; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và liên kết trong sản xuất dần hình thành và phát triển đã góp phần tăng năng suất, sản lƣợng và giá trị các sản phẩm. Ở huyện đã thành lập các Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam, Hợp tác xã Chè xanh chất lƣợng cao; các mô hình nhóm liên kết sản xuất trong chăn nuôi gà, thỏ; hình thành làng nghề trồng dâu, nuôi tằm và làng nghề trồng, chế biến chè chất lƣợng cao... bộ mặt nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao thu nhập bình quân của huyện đã đạt 25 triệu

đồng/ngƣời, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 25,48%; số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm 33,3%. Toàn huyện có trên 75% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dƣới 5 tuổi đƣợc duy trì với 100% số xã; phong trào xây dựng xã hội học tập đang góp phần tạo lập những thiết chế văn hóa mới, những sinh hoạt cộng đồng sôi nổi gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội, mang lại hiệu quả cao. Đến nay, năm 2017 Trấn Yên đã có mô hình cộng đồng học tập cấp xã; 70% số hộ, 70% số dòng họ và trên 60% số thôn, bản đƣợc công nhận gia đình, dòng họ, thôn, bản học tập...

Để có kết quả nêu trên, vấn đề cốt lõi và có ý nghĩa quyết định sự thành công của chƣơng trình đó là, cán bộ, đảng viên và nhân dân phải nhận thức đúng về nhiệm vụ XDNTM, ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác trong XDNTM; phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, sự chủ động, sáng tạo của ngƣời dân, cách làm hay của chính ngƣời dân trong quá trình thực hiện, từ đó, huy động tốt sự tham gia đóng góp kinh phí, ngày công lao động trong XDNTM; khắc phục tính trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc. Cùng với đó là sự quyết tâm, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ xã, thôn phải đƣợc thể hiện rõ nét và tích cực tham gia”.

Phát huy kết quả đã đạt đƣợc, Trấn Yên phấn đấu đến năm 2020 đạt huyện NTM; duy trì và nâng cao chất lƣợng các tiêu chí NTM đối với 10 xã đã đạt chuẩn; xây dựng từ 1 - 2 xã đạt xã NTM kiểu mẫu; xây dựng 11 xã còn lại đạt chuẩn NTM. Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo hệ thống giao thông từ huyện đến trung tâm xã, đƣờng liên xã đƣợc cứng hóa đạt 100%, tỷ lệ đƣờng thôn, liên thôn đƣợc cứng hóa đạt 75%; thu nhập của ngƣời dân nông thôn đạt 1,5 lần so với năm 2015; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 12%; nâng cao chất lƣợng y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân...

Để đạt mục tiêu đó, Trấn Yên sẽ tiếp tục đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Huyện ủy, giám sát của HĐND, quản lý tổ chức thực hiện của UBND huyện, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng thuận cao trong nhân dân, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, đoàn thể quần chúng, tập hợp, huy động sức dân cùng chung tay XDNTM. Phân công cán bộ, công chức có trình độ, năng lực chuyên trách theo dõi chƣơng trình XDNTM trên địa bàn các xã. Phân định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, xã trong triển khai thực hiện chƣơng trình. Huy động tối đa các nguồn lực cho XDNTM, triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chƣơng trình, các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, đặc biệt là các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)