Là một huyện vùng núi, biên giới, có diện tích tự nhiên tƣơng đối lớn, địa hình phức tạp, dân cƣ chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít ngƣời, trình độ dân trí thấp và không đồng đều; hạ tầng về kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Nền sản xuất của huyện Phong Thổ hiện nay chủ yếu là kinh tế nông - lâm nghiệp, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao 88,7%. Những năm qua, cùng với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, các chính sách của Nhà nƣớc, đặc biệt là chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới, kinh tế xã hội của Phong Thổ đã có nhiều khởi sắc. Đến nay, tổng giá trị sản xuất đạt trên 2.344 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 20 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm bình quân 4,5% năm, hết năm 2017 còn 33,34%. Cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (nông, lâm nghiệp, thủy sản: 29,8%; công nghiệp, xây dựng: 35,7%; dịch vụ: 34,5%). Sản xuất nông - lâm nghiệp từng bƣớc gắn với thị trƣờng, một số nơi đã chuyển đổi nhiều diện tích cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho sản phẩm có giá trị xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhƣ: cây chuối (hơn 3.200ha), cây cao su hơn 1.400ha. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trƣởng khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 9,47%/năm, đã từng bƣớc khai thác đƣợc tiềm năng để thu hút đầu tƣ phát triển các công trình thủy điện và sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng....
Hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực nông thôn nhiều năm qua đƣợc đầu tƣ ngày càng đáp ứng tốt hơn cho phát triển kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ thuộc địa bàn huyện đều đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Đến hết năm 2017 các xã của huyện có đƣờng ô tô đến trung tâm đƣợc cứng hóa, hệ thống đƣờng giao thông liên bản phát triển khá, trên 95% số thôn, bản có đƣờng giao thông thuận tiện; 100% số bản đƣợc xây dựng công trình cấp nƣớc sinh hoạt, nhiều công trình thuỷ lợi đƣợc kiên cố hoá đã góp phần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, trên 80% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 18/18 xã, thị trấn với 95% số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia. Là địa phƣơng có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi do có đƣờng biên giới dài và có cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng nằm tại Km0 Quốc lộ 12, cùng nhiều cửa khẩu tiểu ngạch (lối mở) khác. Đây là một trong những cửa khẩu đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách KKTCK biên giới tại Quyết định số 187/2001/QĐ-TTg ngày
07/12/2001; là một trong 09 cặp cửa khẩu đƣợc Chính phủ hai nƣớc Việt – Trung thỏa thuận trong Hiệp định về quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền ký ngày 18/11/2009, tạo cơ hội thúc đẩy giao thƣơng giữa hai quốc gia và phát triển KT-XH của huyện.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh: huyện có Trung tâm y tế với quy mô 120 giƣờng bệnh; 18/18 xã, thị trấn có trạm y tế đƣợc xây dựng kiên cố, có 10/18 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Đội ngũ cán bộ y tế xã, bản đƣợc củng cố; đến nay các trạm y tế xã, thị trấn có đủ cán bộ, 13/18 trạm y tế có bác sỹ làm việc, hơn 95% số bản có y tá bản.
Về giáo dục - đào tạo của huyện những năm qua phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, số học sinh huy động ra lớp hàng năm tăng; 100% số xã có đủ 3 cấp học, 100% số bản có lớp học mầm non. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt 97,53%; huyện đã đạt chuẩn, và giữ vững PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD trung học cơ sở và chuẩn PCGD mầm non trẻ 5 tuổi. Công tác đào tạo nghề cho LĐNT đƣợc quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35,96% tổng số lao động của huyện.
Là địa phƣơng có nhiều dân tộc cùng chung sống do vậy có nhiều các lễ hội truyền thống nhƣ: Then Kin Pang, Kin lẩu khẩu mẩu (của ngƣời dân tộc Thái), Gàu Tào( dân tộc Mông),… đƣợc khôi phục đã góp phần làm phong phú nét văn hóa và đời sống tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng. Các di tích lịch sử văn hoá nhƣ Hang Thẩm Tạo, đền thờ Nàng Han. Hệ thống đài truyền thanh - truyền hình huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng năm 2006, có 04 trạm thu phát sóng truyền thanh - truyền hình khu vực cụm xã, 15 trạm thu phát sóng FM. Tỷ lệ dân số xem đƣợc xem truyền hình đạt 93%; nghe đƣợc đài phát thanh đạt 98%; 18/18 xã, thị trấn phủ sóng điện thoại.
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Nh ng ảnh hưởng tích cực trong việc thực hiện XDNTM
+ Xuất phát từ vị trí địa lý thuận lợi của huyện đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đƣờng giao thông, hạ tầng KKTCK để thúc đẩy việc giao thƣơng hàng hóa với các địa phƣơng lân cận trong nƣớc và với Trung Quốc; quy hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu, quy hoạch đầu tƣ khu công nghiệp của tỉnh tại địa bàn xã Mƣờng So.
+ Phong Thổ đƣợc xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh Lai Châu do đó có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế cửa khẩu và dịch vụ XNK; dịch vụ du lịch, là cầu nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.
+ Với nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện với những bản sắc văn hóa truyền thống đa dạng đƣợc gìn giữ và phát huy, có những di tích lịch sử, văn hóa (đền thờ “Nàng Han”, thắng cảnh hang Thẩm tạo xã Mƣờng so, di tích của ngƣời Việt cổ Nậm Phé...); khí hậu mát mẻ tại những xã vùng cao nhƣ khu vực các Dào San, Sin Suối Hồ... đây là những lợi thế riêng có của Phong Thổ, giúp phát triển ngành du lịch lịch sử, văn hóa, tín ngƣỡng, thƣơng mại trên địa bàn, hiện nay đang đƣợc tỉnh Lai Châu đầu tƣ xây dựng bản văn hóa du lịch đồng bào dân tộc Thái tại xã Mƣờng So; hỗ trợ phát triển bản du lịch sinh thái Sin Suối Hồ - xã Sin Suối Hồ.
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho phát triển công nghiệp trên địa bàn nhƣ đầu tƣ xây dựng các công trình thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng; đặc biệt việc khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng đã đóng góp trực tiếp cho quá trình đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, làm hạ giá thành đầu tƣ và thúc đẩy sự huy động nguồn lực của ngƣời dân đóng góp trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Diện tích đất
nông nghiệp bình quân đầu ngƣời lớn và chia thành 2 vùng khí hậu rõ rệt là tiềm năng cho quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa với cơ cấu cây trồng đa dạng; vùng cao có điều kiện phát triển sản xuất ruộng bậc thang, các loại cây đặc sản, cây dƣợc liệu và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá nƣớc lạnh; vùng thấp thâm canh các cây lƣơng thực, rau màu nhiều vụ trong năm và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (chè, cao su, mắc ca...). Ngoài ra, còn phù hợp với việc chăn nuôi đại gia súc.
+ Lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào là nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển KT-XH của địa phƣơng.
+ Là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, có nhiều xã 135 cũng là cơ hội để Phong Thổ thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tƣ của Chính phủ và các bộ, ngành trung ƣơng.
+ Là địa bàn chiến lƣợc về Quốc phòng - an ninh nên huyện đƣợc Quân khu 2 thành lập Khu Kinh tế- Quốc phòng 356 nằm ở 8 xã khu vực bắc Dào San (Mù Sang, Dào San, Tung Qua Lìn, Pa Vây Sử, Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Ma Ly Chải, Sì Lờ Lầu). Mục tiêu trọng tâm là ổn định, quy hoạch sắp xếp lại dân cƣ, đánh bại âm mƣu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, ổn định tình hình an ninh chính trị, làm cơ sở để phát triển KT-XH trên toàn địa bàn khu Kinh tế - Quốc phòng 356.
- Nh ng khó khăn do tác động củađiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
+ Địa hình vùng núi cao, có độ dốc lớn kết hợp với chế độ mƣa không đồng đều dễ gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở, sói mòn đất trên diện rộng, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của ngƣời dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống; công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Sông suối thƣờng cạn kiệt vào mùa khô, làm giảm khả năng sử dụng nƣớc vào sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Đồng thời với đó là việc đầu tƣ các công trình kết cấu hạ tầng
cũng gặp rất nhiều bất lợi, suất đầu tƣ lớn do vận chuyển vật liệu khó khăn, khó áp dụng công nghệ và các biện pháp thi công hiện đại, tiên tiến hiện nay, thời gian thi công kéo dài; chi phí cho duy tu, bảo dƣỡng các công trình hạ tầng rất tốn kém... Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện còn khó khăn, lạc hậu so với nhiều địa phƣơng của cả nƣớc.
+ Do nền kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng còn khá cao, công nghiệp, dịch vụ kém phát triển; có ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn và chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ. Do đó, nguồn thu ngân sách trên địa bàn hằng năm đạt rất thấp, chủ yếu dựa vào ngân sách trung ƣơng bổ sung, việc huy động các nguồn lực để xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu về nguồn vốn là rất lớn.
+ Nằm ở vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn nhƣ Hà Nội, Hải phòng,... trong khi hệ thống giao thông đi lại khó khăn là hạn chế của huyện trong tiếp cận các thị trƣờng có sức tiêu dùng lớn.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hóa tập trung. Diện tích trồng lúa trên ruộng bậc thang nhỏ, hạn chế áp dụng cơ giới hóa sản xuất, khó khăn trong công tác vận chuyển sau thu hoạch.
+ Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí còn thấp, hoạt động canh tác còn lạc hậu, ứng dụng khoa học công nghệ vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Trình độ, kỹ năng, nhận thức của ngƣời lao động còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động, yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại trong đồng bào các dân tộc ảnh hƣởng không nhỏ tới chƣơng trình xây dựng NTM, nhất là việc thực hiện các
tiêu chí về văn hóa, vệ sinh môi trƣờng (cản trở việc nâng cao chất lƣợng đời sống ngƣời dân, công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo).
+ Đƣờng biên giới dài; nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cũng đặt ra thách thức không nhỏ trong công tác đảm bảo trật tự an ninh khu vực biên giới, quốc phòng an ninh, phòng chống vƣợt biên trái phép, buôn bán ma túy, buôn lậu, vấn đề dân tộc, tôn giáo (tuyên truyền đạo trái pháp luật, tuyên truyền về Nhà nƣớc Mông)...
2.2. Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Thổ, tỉnh Lai Châu.
2.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Lai Châu hiện nay.
Thực hiện Nghị quyết số 26 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 7 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 12/10/2011 (nay đƣợc thay thế bằng Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 15/7/2016) về xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu đến năm 2020, định hƣớng 2030 và Chỉ thị số 36- CT/TU ngày 10/4/2015 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới và nhiều văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo thực hiện; Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Nghị quyết số 51/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 về thông qua Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu đến năm 2020. UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành các quyết định: Quyết định 1040/QĐ-UBND, ngày 02/10/2012 của về phê duyệt chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu đến năm 2020; Quyết định 1018/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh Lai Châu về ban hành cụ thể hóa bộ tiêu chí nông thôn mới và xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Quyết định 935/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 về ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 1930/KH-UBND về tổ chức thực hiện
phong trào thi đua“ Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững“ trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 -2020.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ đã triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới đƣợc thực hiện đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú theo hƣớng chuyên đề, chuyên sâu hơn. Việc thành lập, kiện toàn BCĐ các cấp về xây dựng NTM luôn đƣợc coi trọng; ở cấp tỉnh: kiện toàn BCĐ tại quyết định số 1592/QĐ- UBND ngày 21/11/2016 do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trƣởng ban; ở cấp huyện, thành phố: Đến nay đã có 8/8 huyện đã kiện toàn theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg; cấp xã: 96/96 xã đã kiện toàn theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg; bộ máy giúp việc cho BCĐ các cấp đƣợc kiện toàn Quyết định số 1631/QĐ-UBND ngày 16/12/207 của UBND tỉnh Lai Châu về kiện toàn văn phòng điều phối chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới các cấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo đó Văn phòng điều phối cấp tỉnh và Huyện đƣợc kiện toàn lại, cấp xã không thành lập văn phòng điều phối mà bố trí 01 cán bộ chuyên trách.
Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt và xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thƣờng xuyên để chỉ đạo triển khai, thực hiện. Các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tiếp tục đƣợc tỉnh ban hành đồng bộ và kịp thời, thiết thực, đạt yêu cầu tiến độ, kết quả triển khai thực hiện chƣơng trình. Phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới đƣợc các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hƣởng ứng sâu rộng, lan tỏa khắp các vùng nông thôn. Đặc biệt vai trò chủ thể của ngƣời dân ngày càng đƣợc phát huy, thể hiện ở sự đồng thuận, tích cực hƣởng ứng tham gia hiến đất, công
sức, tiền của, trí tuệ để xây dựng nông thôn mới. Sản xuất nông - lâm nghiệp đƣợc tập trung chỉ đạo và đạt nhiều kết quả: Việc triển khai thực hiện Đề án