Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 86)

mới ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Cho đến nay, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Phong Thổ đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận cụ thể là cuối năm 2015, đã có 2/12 xã đƣợc UBND tỉnh Lai Châu công nhận đạt chuẩn NTM, bình quân đến hết năm 2017 đạt 10,18 tiêu chí/xã. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình xây dựng nông thôn mới, về công tác quản lý nhà nƣớc, về những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập, tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình.

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

- Về nh ng kết quả đạt được:

Chƣơng trình xây dựng NTM đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt đƣợc Huyện ủy, HĐND, UBND, BCĐ Chƣơng trình XDNTM huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và quyết liệt. Đã hình thành đƣợc bộ máy tổ chức và từng bƣớc phát huy đƣợc trách nhiệm của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở; có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể huyện với cơ quan thƣờng trực trong tham mƣu chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện; đã huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự hƣởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân.

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch xây dựng NTM và Đề án xây dựng NTM ở các xã đƣợc chỉ đạo thực hiện kịp thời, đã góp phần quản lý tốt hơn, thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phƣơng phát triển.

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ" bằng nhiều hình thức và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, cơ quan từ huyện đến cơ sở luôn kịp thời, cụ thể. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, của các đoàn thể chính trị và của nhân dân về chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới đã có chuyển biến rõ nét.

Chƣơng trình xây dựng NTM đƣợc triển khai trên địa bàn huyện, đã đƣợc nhân dân các dân tộc ủng hộ. Đã xuất hiện nhiều tấm gƣơng điển hình tiên tiến ở cấp huyện, xã, thôn bản và các hộ nông dân trên nhiều lĩnh vực: Sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nếp sống văn hóa... và đang lan tỏa ngày càng rộng khắp trên địa bàn huyện.

Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất đã có chuyển biến rõ rệt; cơ cấu kinh tế, đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giá trị sản xuất trên địa bàn

tăng nhanh; tƣ duy về sản suất hàng hóa, sản xuất lớn trong nhân dân đang từng bƣớc hình thành; đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân tại các xã đƣợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng qua các năm; công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả hơn.

Đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ ngƣời dân để đầu tƣ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bƣớc thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và nhận thức của ngƣời dân nông thôn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết tốt hơn các vấn đề về xã hội, nhất là công tác giáo dục - đào tạo đƣợc nâng cao cả về quy mô và chất lƣợng; Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân đƣợc quan tâm hơn; quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện đƣợc đẩy mạnh và đi vào chiều sâu; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố kiện toàn; quy chế dân chủ đƣợc thực hiện tốt hơn, vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng NTM từng bƣớc đƣợc phát huy; quốc phòng - an ninh đảm bảo, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, khối đại đoàn kết các dân tộc đƣợc tăng cƣờng, truyền thống đoàn kết trong Đảng bộ, trong nhân dân đƣợc giữ vững.

Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thƣờng xuyên đã góp phần quan trọng giúp cho công tác chỉ đạo thực hiện chƣơng trình XDNTM đạt hiệu quả hơn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc và uốn nắn những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện.

Qua 07 năm triển khai thực hiện, nhiều tiêu chí đạt đƣợc nâng lên so với trƣớc khi triển khai thực hiện. Khi bắt đầu thực hiện tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 2,588 tiêu chí/xã đến nay đã đạt 10,18 tiêu chí/xã (Số liệu đƣợc nêu trong bảng 2.7); đã có 02 xã đạt 19 tiêu chí; có đạt từ 01 xã đạt 16 tiêu chí; Số xã đạt từ 10-14 tiêu chí: 06 xã (Hoang Thèn, Lản Nhì Thàng, Nậm Xe, Sin

Súi Hồ, Pa Vây Sử, Huổi Luông). Số xã đạt từ 8-9 tiêu chí: 06 xã (Bản Lang, Vàng Ma Chải, Mồ Sì San, Tung Qua Lìn, Mù Sang, Sì Lở Lầu). Số xã đạt 7 tiêu chí: 02 xã (Ma Ly Chải, Dào San); kết quả này sẽ tạo tiền đề để đến năm 2020 huyện có 06/17 xã (35,3%) đạt 19 tiêu chí về NTM theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đặt ra.

- Nguyên nhân thành công:

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã thể hiện đƣợc tính đúng đắn, kịp thời, đƣợc các ngành, các cấp nhất trí cao và đáp ứng đƣợc nguyện vọng chính đáng của nhân dân, có sự đồng thuận cao của ngƣời dân nông thôn.

Công tác tuyên truyền, chỉ đạo triển khai đƣợc chuẩn bị khá đầy đủ, đƣợc sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong huyện. Các cấp ngành từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là cấp cơ sở đã quán triệt và triển khai nghiêm túc để ngƣời dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, đây là một quá trình mang tính lâu dài. Để xây dựng nông thôn mới, trƣớc hết phải tổ chức tốt sản xuất, phải huy động cao các nguồn lực của nhân dân địa phƣơng, phải dựa vào sức mình là chính.

Bƣớc đầu huy động các nguồn lực của địa phƣơng và sự đóng góp của nhân dân, kết hợp lồng ghép bố trí kinh phí từ các Chƣơng trình mục tiêu đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Về nh ng hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đã đƣợc trong quá trình triển khai xây dựng NTM của huyện Phong Thổ, còn không ít những hạn chế, yếu kém cần đƣợc khắc phục, cụ thể nhƣ sau:

Việc lập đồ án, đề án xây dựng nông thôn mới của các xã đã đƣợc phê duyệt nhƣng còn thiếu quy hoạch chi tiết sản xuất, quy hoạch khu dân cƣ;

thiếu sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình lập quy hoạch, một số nội dung chƣa sát thực tế, có những xã quy hoạch không phù hợp với quy hoạch của cấp trên, của ngành, khi thay đổi chƣa điều chỉnh kịp thời. Thứ tự danh mục ƣu tiên đầu tƣ không hợp lý... dẫn đến khi triển khai, thực hiện gặp vƣớng mắc hoặc hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp. Việc điều chỉnh quy hoạch, đề án nông thôn mới các xã còn chậm, một số xã chƣa tích cực và chủ động trong việc rà soát đánh giá hiện trạng, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phƣơng mình làm cơ sở cho điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Việc quản lý và thực hiện quy hoạch chƣa nghiêm túc ở một số xã.

Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý về xây dựng NTM tuy đã đƣợc quan tâm song còn thiếu một số loại văn bản quy phạm làm cơ sở để triển khai nhƣ nghị quyết của HĐND cấp huyện, cấp xã về XDNTM, chính sách để huy động các nguồn lực tại địa phƣơng; kế hoạch thực hiện Chƣơng trình XDNTM của UBND huyện chƣa cụ thể, rõ ràng; Nghị quyết của cấp ủy chậm đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn...

Tổ chức bộ máy quản lý đã đƣợc thành lập đồng bộ theo chỉ đạo chung của tỉnh, nhƣng hiệu quả hoạt động chƣa cao; thành viên các BCĐ cấp xã, cấp huyện chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, còn thụ động, lúng túng trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Công tác phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn của huyện và các xã chƣa chặt chẽ.

Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân ở nhiều xã chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa khai thác hết tiềm năng; tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm; khả năng áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Sản phẩm hàng hóa chƣa nhiều, chủ yếu sản xuất quy mô nhỏ; chất lƣợng và sức cạnh tranh thấp, chƣa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, gắn

với thị trƣờng tiêu thụ; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới chỉ diện hẹp trên một số sản phẩm và rất hạn chế. Hệ thống trang trại còn kém phát triển; hỗ trợ phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn và địa hình đi lại gặp nhiều khó khăn. Đóng góp của ngành CN-TTCN trên địa bàn còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển, đặc biệt là công nghiệp khai thác và phát triển thủy điện trên địa bàn. Những khoáng sản có giá trị kinh tế lớn chƣa đƣợc chú trọng khai thác, chủ yếu chỉ khai thác cát, đá, sỏi,... làm nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho xây dựng; phát triển công nghiệp chế biến vẫn tập trung sản xuất thực phẩm với quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu ngƣời dân trên địa bàn mang lại giá trị gia tăng thấp và chƣa thể đóng vai trò động thức thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế huyện; các cơ sở sản xuất chủ yếu là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tự phát của một số hộ dân, chƣa hình thành một hợp tác xã nào về phát triển ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp. Chƣa phát huy đƣợc lợi thế KCN Mƣờng So trong phát triển công nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN còn hạn chế, gây lãng phí nguồn lực đất đai, cũng nhƣ nguồn lực đầu tƣ, ảnh hƣởng trực tiếp tới sự phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn.

Kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc tăng cƣờng đáng kể, nhƣng còn rất nhiều khó khăn, xây dựng kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn chƣa thể hiện việc lồng ghép các nguồn vốn và sắp xếp thứ tự ƣu tiên để tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí theo phƣơng châm dễ làm trƣớc khó làm sau theo đúng quy hoạch đã đƣợc Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Bố trí các nguồn vốn của Trung ƣơng, tỉnh đầu tƣ cho xây dựng nông thôn mới còn ít, chƣa kịp thời nên công tác bố trí, sắp xếp đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế không thực hiện đƣợc theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Nguồn vốn để xây dựng NTM đƣợc huy động còn hạn chế, công tác giải ngân còn chậm chất lƣợng các dự án

hỗ trợ phát triển sản xuất đạt hiệu quả chƣa cao, một số dự án không đem lại hiệu quả hoặc sau khi đƣợc hỗ trợ các hộ gia đình không phát huy đƣợc nguồn lực đó để vƣơn lên thoát nghèo. Qua quá trình tổng hợp của các xã cho thấy, nguồn vốn chủ yếu thực hiện xây dựng NTM vẫn là các nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, vốn lồng ghép từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia của các cấp; trong khi đó, nguồn vốn huy động từ địa phƣơng, các doanh nghiệp và nguồn vốn do nhân dân đóng góp trực tiếp còn rất hạn chế.

Quản lý các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập, chất lƣợng giáo dục, đào tạo còn thấp so với yêu cầu chung và chênh lệch giữa vùng cao và vùng thấp còn khá lớn; vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học; trang thiết bị, giảng dạy và học tập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT hoặc học nghề còn thấp. Công tác hƣớng nghiệp, dạy nghề cho học sinh chƣa tiến hành thƣờng xuyên, xã hội hoá giáo dục còn nhiều hạn chế; chất lƣợng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Các phong tục, tập quán lạc hậu trong sản xuất và sinh hoạt chậm đƣợc thay đổi; phong trào xây dựng đời sống văn hóa chƣa thực sự đi vào chiều sâu vệ sinh môi trƣờng còn nhiều vấn đề đáng phải quan tâm. Chất lƣợng khám và chữa bệnh còn nhiều hạn chế, nhất là tuyến cơ sở. Công tác truyền thông dân số, sử dụng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình một số nơi còn kém hiệu quả; mức sống và thu nhập của ngƣời dân còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh và chƣa đạt chỉ tiêu đề ra, nguy cơ tái nghèo còn cao.

Hệ thống chính trị chính trị ở một số nơi hoạt động chƣa hiệu quả; tỷ lệ công chức đạt chuẩn còn chiếm tỷ lệ thấp. Quy chế dân chủ ở cở sở một số địa phƣơng chƣa đƣợc thực hiện tốt. Tình hình trộm cắp tài sản, trâu, bò trên địa bàn huyện còn diễn biến phức tạp. Hoạt động xâm canh, xâm cƣ, tranh

chấp đất đai vẫn còn xảy ra. Một số hoạt động lợi dụng tôn giáo, tuyên truyền “Nhà nƣớc Mông” trái pháp luật vẫn còn xảy ra ở một số xã, tình hình buôn bán và sử dụng chất ma túy, di cƣ dân tự do vân còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, tranh chấp, khiếu kiện trong Nhân dân còn xảy ra.

Công tác kiểm tra, giám sát đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhƣng chất lƣợng chƣa cao, ít cuộc kiểm tra, giám sát toàn diện về XDNTM; việc kiểm tra của các thành viên BCĐ tập trung chủ yếu vào việc rà soát các tiêu chí; kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng khác còn có biểu hiện nể nang, thiếu kiên quyết trong việc yêu cầu khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

Việc triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm về xây dựng NTM ở nhiều xã còn hạn chế; chƣa đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện các nội dung theo kế hoạch, chƣa có nhiều giải pháp hay, sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình lớn, cần đƣợc đầu tƣ đồng bộ, song để đạt đƣợc 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cần nguồn vốn đầu tƣ lớn, trong khi ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ chƣa đáp ứng so với nhu cầu, việc tham gia đóng góp từ doanh nghiệp, nhân dân còn nhiều khó khăn. Việc lồng ghép các chƣơng trình, dự án trong xây dựng NTM còn hạn chế, chƣa thực sự phát huy đƣợc các nguồn lực. Bình quân tiêu chí đạt thấp 10,11 tiêu chí/xã, đặc biệt một số tiêu chí nhƣ: tiêu chí giao thông, trƣờng học và môi trƣờng (còn 15/17 xã chƣa đạt), tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa và hộ nghèo (còn 14/17 xã chƣa đạt), tiêu chí nhà ở dân cƣ (còn 676 nhà dột nát, 11/17 xã chƣa đạt), thu nhập bình quân đầu ngƣời (còn 12/17 xã chƣa đạt)... Một số xã đã hoàn thành 19 tiêu chí nhƣng chƣa thực sự bền vững, cụ thể một số tiêu chí nhƣ môi trƣờng, tiêu chí hộ nghèo...

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Xây dựng NTM là một chƣơng trình mới địa bàn rộng, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khó khăn, nhiều nội dung ở khu vực nông thôn, với

nhiều mục tiêu đề ra rất cao, trong khi nguồn lực đầu tƣ của nhà nƣớc còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch đƣợc duyệt; thu nhập của ngƣời dân còn thấp.

Xuất phát điểm nông thôn của địa phƣơng còn thấp; trình độ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 86)