Giải pháp về lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 107 - 112)

* Về lập quy hoạch:

Việc lập quy hoạch cho NTM là việc làm cấp thiết của Chƣơng trình xây dựng NTM, bởi có lập đƣợc quy hoạch tốt thì các bƣớc triển khai xây dựng trên địa bàn huyện mới có thể đẩy mạnh đƣợc kinh tế - xã hội. Vì vậy, lập quy hoạch xây dựng NTM là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng NTM. Đối với Phong Thổ, công tác lập quy hoạch

XDNTM ở các xã đã đƣợc chỉ đạo thực hiện và hoàn thành từ năm 2012. Tuy nhiên các đồ án quy hoạch của các xã chƣa thể hiện rõ các yêu cầu quy hoạch xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết 26 NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhìn chung các đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM còn nặng nề tính toán đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, chƣa trú trọng trong việc phát triển sản xuất, chƣa phù hợp với quy hoạch chung của huyện. Chính vì vậy trong thời gian tới để Chƣơng trình XDNTM đạt hiệu quả thì việc rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch của các xã là rất cần thiết và phải tập trung điều chỉnh quy hoạch theo hƣớng tăng cƣờng tính liên kết với quy hoạch chung của huyện trong các mặt tổ chức sản xuất, xây dựng hạ tầng; xây dựng NTM gắn với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Quy hoạch tổng thể không gian toàn xã sẽ bao gồm quy hoạch về sản xuất, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Trong đó tập trung một số nội dung:

Hoạch định đƣợc mạng lƣới các điểm dân cƣ tập trung trên địa bàn. Gắn kết hệ thống này với các điểm sản xuất, dịch vụ từ nông nghiệp. Tạo điều kiện cho quá trình đô thị hoá tại chỗ, phát triển dân cƣ phi nông nghiệp trên địa bàn.

Hoạch định đƣợc mạng lƣới hạ tầng phục vụ sản xuất và liên kết giữa địa bàn sản xuất với khu dân cƣ, giữa các khu dân cƣ với nhau trên địa bàn cấp huyện. Chú ý quy hoạch hệ thống công trình công cộng và bảo tồn các công trình văn hóa lịch sử, xác định vị trí quy mô, định hƣớng kiến trúc các công trình công cộng cấp xã, các khu vực có tính đặc thù khác...

Hoạch định các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gắn với định hƣớng chung của huyện.

Tổ chức sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xác định mạng lƣới các điểm sản xuất, dịch vụ phù hợp với tổ chức sản xuất, dịch vụ từ nông nghiệp trên địa bàn.

* Phương hướng tổ chức không gian các ngành kinh tế.

- Phương hướng tổ chức không gian nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Tổ chức không gian ngành nông, lâm, thủy sản gồm 2 vùng, căn cứ theo sự phân hóa địa hình của Phong Thổ gồm:

+ Vùng 1: Địa hình vùng núi cao, tập trung bảo vệ rừng, phát triển kinh tế gắn với rừng, thâm canh ruộng lúa bậc thang, kết hợp với trồng cây vụ đông và cây ôn đới có giá trị cao; phát triển kinh tế trang trại và gia trại, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, và nuôi cá nƣớc lạnh. Gồm 8 xã vùng cao: Sì Lờ Lầu, Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Ma Ly Chải.

Vùng sản xuất rau màu tập trung: Dào San, Pa Vây Sử, Vàng Ma Chải. Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung: Pa Vây Sử (suối Thèn Theo Hồ), Tông Qua Lìn (suối Pênh Hồ), Mồ Sì San (suối Tả Hồ Thầu).

Vùng trồng cây dƣợc liệu: Mồ Sì San, Tung Qua Lìn.

+ Vùng 2: địa hình vùng thấp. Tập trung phát triển sản xuất cây lƣơng thực hàng hóa quy mô lớn, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp. Gồm 7 xã phía Nam và Tây Nam của huyện và thị trấn Phong Thổ.

Vùng trồng lúa tập trung chất lƣợng cao: Bản Lang, Mƣờng So, Khổng Lào, Nậm Xe và Sin Súi Hồ; chăn nuôi tập trung: Mƣờng So, Sin Súi Hồ, Lản Nhì Thàng, Huổi Luông.

Không gian ngành công nghiệp, xây dựng của Phong Thổ đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 gồm Khu công nghiệp Mƣờng So, điểm công nghiệp khu vực Dào San, và các điểm phát triển công nghiệp khai khoáng.

Khu công nghiệp Mƣờng So: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí. Điểm công nghiệp khu vực Dào San: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản cho các xã khu vực vùng cao (8 xã). Các điểm công nghiệp khai khoáng: tại các khu vực có mỏ khoáng sản (mỏ đất hiếm, baxit tại Nậm Xe; mỏ chì, kẽm,… theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam).

* Phương hướng tổ chức không gian ngành thương mại

Đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, các trung tâm thƣơng mại của Phong Thổ gồm: thị trấn Phong Thổ, trung tâm xã Mƣờng So và KKTCK Ma Lù Thàng. Mƣờng So là trung tâm thƣơng mại nội vùng, tập trung hàng hóa từ các xã vùng cao, các xã phía Đông của huyện Phong Thổ (Bản Lang, Sin Súi Hồ, và Nậm Xe). Kho ngoại quan tại KKTCK Ma Lù Thàng là điểm tập trung hàng hóa phục vụ XNK qua cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Hệ thống chợ đến năm 2020 gồm các khu vực: chợ thị trấn huyện, chợ xã Sì Lờ Lầu, chợ trung tâm cụm xã Vàng Ma Chải, chợ trung tâm xã Dào San, chợ trong KKTCK Ma Lù Thàng, chợ Mƣờng So, chợ Pô Tô (Huổi Luông), và chợ Sin Súi Hồ.

* Phương hướng tổ chức không gian phát triển du lịch

Các tuyến du lịch trên địa bàn đƣợc kết nối với thành phố Lai Châu theo vùng không gian du lịch trung tâm của tỉnh Lai Châu gồm: Tuyến du lịch quốc tế sang Vân Nam (Trung Quốc) qua cửa khẩu Ma Lù Thàng; Tuyến du lịch Bát Xát - Sin Suối Hồ - Mƣờng So - thị trấn Phong Thổ- cửa khẩu Ma Lù Thàng (Du lịch sinh thái gắn với du lịch bản sắc văn hóa các dân tộc).

Không gian du lịch trung tâm gồm: điểm du lịch Mƣờng So, Vàng Bó thị trấn Phong Thổ và cửa khẩu Ma Lù Thàng. Phát triển du lịch suối nƣớc nóng nghỉ dƣỡng, du lịch thƣơng mại cửa khẩu, du lịch văn hóa dân tộc. Khu vực Dào San, gồm xã Dào San và các xã lân cận, phát triển du lịch sinh thái kết hợp văn hóa dân tộc, du lịch nghỉ dƣỡng, khám chữa bệnh theo phƣơng pháp cổ truyền.

* Về thực hiện quy hoạch

Quy hoạch khi hoàn thiện, đƣợc phê duyệt cần đƣợc công bố công khai đến tận ngƣời dân tại các điểm dân cƣ, tuyên truyền, giải thích để họ biết và triển khai thực hiện (hiện nay việc công khai đồ án quy hoạch mới chỉ đƣợc công khai ở UBND xã).

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo cụ thể hóa thành các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trung hạn, hằng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng và quy hoạch chung của huyện. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, tránh việc đầu tƣ các chƣơng trình làm phá vỡ tổng thể quy hoạch chung của huyện. Đặc biệt quan tâm đối với việc quản lý quy hoạch việc sử dụng đất đai vì quy hoạch sử dụng đất sẽ là cơ sở để thực hiện các quy hoạch khác, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng và môi trƣờng, các công trình công cộng, các công trình phục vụ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp... phải đƣợc sử dụng theo đúng mục đích trên cơ sở phƣơng án thiết kế và theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Quản lý xây dựng NTM theo quy hoạch cần dựa trên việc xây dựng Quy định quản lý xây dựng NTM (Quy chế) nhằm quản lý việc thực thiện theo đồ án đã đƣợc phê duyệt, kiểm soát theo định hƣớng phát triển; quy định trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền ở địa phƣơng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)