- Yếu tố thể chế, có nhiều cách hiểu khác nhau về thể chế, tuy nhiên ở đây đề cập tới yếu tố thể chế ảnh hưởng tới quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại theo nghĩa là tập hợp những quy t c chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước
như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Với cách hiểu như vậy, chúng ta có thể hiểu thể chế trong quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại là toàn bộ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, hệ thống các văn bản quy định và những quy định không chính thức của Nhà nước và chính quyền địa phương về hoạt động đối ngoại và quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại. Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là một trong những cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất định hướng cho hoạt động đối ngoại và quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của các địa phương nói chung.
Bên cạnh đó, chính hệ thống văn bản quản l của Nhà nước và của chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là cấp tỉnh là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh. Nó tạo
khuôn khổ, hành lang pháp l để triển khai quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại. Sự vận hành và hiệu quả quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh phụ thuộc rất lớn vào nhân tố này.
- Tổ chức, bộ máy quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, về mặt quản l nhà nước, tổ chức, bộ máy quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, chính là cơ quan có thẩm quyền quản l nhà nước các hoạt động đối ngoại. Tùy điều kiện và nhu cầu cụ thể của từng địa phương mà các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương có thể thành lập Sở Ngoại vụ hoặc phòng Ngoại vụ trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để phụ trách trực tiếp quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của địa phương mình. Cơ cấu, tổ chức, bộ máy quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản l nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Cơ cấu, tổ chức, bộ máy quản l phù hợp không chỉ đảm bảo việc quản l nhà nước các hoạt động đối ngoại hiệu quả mà còn góp phần thúc đẩy các hoạt động đối ngoại của địa phương thiết thực và hiệu quản.
- Nguồn lực con người, tài chính, vật chất, đó là đội ngũ công chức làm công tác quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại và nguồn lực tài chính, vật chất phục vụ cho quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại. Trong lĩnh vực quản l đối ngoại chất lượng, trình độ, năng lực cũng như phẩm chất, đạo đức của đội ngũ công chức làm công tác quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại. Đối với quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh thì chính đội ngũ công chức tham gia trực tiếp vào quản l nhà nước về hoạt động hoạt động đối ngoại của
địa phương sẽ quyết định đến hiệu quả quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.
Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực tài chính cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của các chính quyền cấp tỉnh, cụ thể là cơ sở vật chất và ngân sách hoạt động của các phòng Ngoại vụ hoặc Sở Ngoại vụ của các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, sở, ban, ngành và địa phương, đây cũng là yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh. Sự phối hợp giữa các cơ quan, sở, ban, ngành và địa phương trong quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại có thể diễn ra theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Theo chiều dọc, đó là sự phối hợp giữa các cơ quan đối ngoại Trung ương Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương) với các cơ quan quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của địa phương cấp tỉnh, như Sở Ngoại vụ hoặc Phòng Ngoại vụ). Theo chiều ngang, thì đó chính là sự phối hợp giữa các cơ quan,
sở, ban, ngành của mỗi địa phương trong việc quản l nhà nước về hoạt động hoạt động. Hoạt động đối ngoại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vì vậy, để quản l nó đòi hỏi có sự phối hợp giữa các cơ quan, sở, ban, ngành và địa phương có các hoạt động đối ngoại với cơ quan quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại. Những sự phối hợp này có nhịp nhàng, ăn khớp thì mới đem lại hiệu quả quản lý cao.