Qua thực tế triển khai thực hiện quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh rút ra một số bài học tham khảo như sau:
Thứ nhất, việc thành lập Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại có nhiều thuận lợi như: Cơ cấu bộ máy hoàn chỉnh, thành lập các phòng, ban chuyên môn thống nhất nội dung trong quản l các lĩnh vực đối ngoại nên hiệu quả cao quản l chuyên sâu. Bên cạnh đó, quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh phải bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản l và điều hành thống nhất của Nhà nước, sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và Trung ương, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chính trị, kinh tế với quốc phòng an ninh; phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai
trò chủ động của địa phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thứ hai, cần quan tâm rà soát xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đối ngoại để làm cơ sở pháp l cho quá trình triển khai và điều hành thực hiện nhiệm vụ quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của địa phương, nhằm xây dựng và quản l công tác đối ngoại địa phương bằng công cụ pháp luật, lấy pháp luật làm công cụ quan trọng trong quản l nhà nước.
- Thứ ba, thực hiện nghiêm túc công tác cải cách hành chính triệt để trong lĩnh vực quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, trong đó tiếp tục rà soát đơn giản hoá các thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh như: Ủy quyền cho Giám đốc Sở Ngoại vụ quyết định đoàn ra đối với cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân quản l ), cho phép đoàn vào đến làm việc với sở, ngành và địa phương về những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương), k kết văn bản hợp tác quốc tế nhằm chia sẽ công việc, giảm tải thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, phân cấp, ủy quyền đi đôi với thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong quá trình phân cấp, ủy quyền; giám sát chặt chẽ việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện chương trình đối ngoại hàng năm để giảm bớt nhiệm vụ đối ngoại phát sinh theo hướng chủ quan và tuỳ tiện.
- Thứ tư, cần quan tâm công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, xem đây là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương; qua đó đầu tư về cơ sở vật chất, bố trí công chức chuyên trách đúng theo quy định, nhất là
ở các đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, hải đảo và các huyện đảo; có chính sách đãi ngộ phù hợp, đào tạo, bồi dưỡng với các biên, phiên dịch để họ yên tâm cống hiến lâu dài và nâng cao kỷ năng chuyên môn nghiệp vụ.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương I, đã xây dựng được cơ sở l luận quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu tiếp theo của luận văn, trong nội dung chương I đã nêu ra được một số khái niệm cơ bản về
quản l , quản l nhà nước đối với hoạt động đối ngoại là gì, vai trò, sự cần thiết của quản l nhà nước đối với hoạt động đối ngoại, nội dung quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, cũng như những kinh nghiệm quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh… đây là những cơ sở quan trọng để làm tiền đề cho việc nghiên cứu chương tiếp theo của luận văn.
Chƣơng 2