2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Bản đồ tỉnh Kiên Giang
Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Kiên Giang. “Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang - Tiềm năng - Cơ hội đầu tư, thương mại và du lịch 2015”.
Tỉnh Kiên Giang thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng Kiên Giang có đầy đủ các điều kiện phát triển tổng hợp: Vừa có đồng bằng, có rừng núi, có biển và có đảo. Tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2. Có bờ biển dài trên 200 km, vùng biển rộng lớn trên 63.000 km2 và đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với Vương quốc Campuchia khoảng 56,8km ... là điều kiện để mở rộng giao thương
và phát triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu văn hóa với Campuchia và các nước trong khu vực [31].
- Tài nguyên đất, thích hợp cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 573.240 ha, chiếm 90,33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Tài nguyên nước, nguồn nước chủ yếu là do nước mưa và nước của sông Hậu cung cấp, thông qua các kênh Rạch Giá; Kênh Vĩnh Tế, Kênh Cái S n...
- Tài nguyên rừng, là một trong 2 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tài nguyên biển, được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng của cả nước, với nguồn tài nguyên đa dạng tạo cho Kiên Giang có thế mạnh về phát triển kinh tế biển .
- Tài nguyên khoáng sản, có giá trị kinh tế cao, như nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, gạch ngói.
- Tài nguyên du lịch, được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tổng hợp, đa dạng sản phẩm; có đường bờ biển dài 200 km, trữ lượng hải sản dồi dào và đa dạng, có nhiều hòn đảo thơ mộng và mang vẻ hoang sơ, có nhiều bãi t m đẹp; danh lam th ng cảnh và di tích lịch sử đa dạng và hấp dẫn
- Tài nguyên nhân văn, nhân dân Kiên Giang có truyền thống đấu tranh xây dựng đất nước, cần cù lao động, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh chóng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật; có một nền văn hóa Óc Eo của người Việt cổ và nền văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer và người Hoa đã tạo cho nét văn hóa Việt - Khmer - Hoa đặc trưng ở vùng phía Tây Nam của Tổ quốc.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Kiên Giang, có 15 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện thuộc 4 vùng: Vùng Tứ giác Long Xuyên, gồm các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất; vùng Tây sông Hậu, gồm các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng và Gò Quao; vùng U Minh Thượng, gồm các huyện An
Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận; vùng đảo và hải đảo, gồm các huyện Kiên Hải và Phú Quốc.
Giáo dục và Đào tạo, có 01 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp chuyên nghiệp, 14 trung tâm dạy nghề cấp tỉnh, huyện và nhiều cơ sở dạy nghề. Toàn tỉnh, có 649 trường học, trong đó có 513 trường giáo dục phổ thông với hơn 290.558 học sinh, hàng năm có khoảng 90,55% học sinh phổ thông tốt nghiệp.
Dân số 1,762 triệu người, có trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động trẻ, có tay nghề, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hàng năm, số lao động được giải quyết việc làm 33.000 lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 52%, trong đó lao động có bằng cấp hoặc chứng chỉ nghề 43%,…
Cơ sở hạ tầng, Kiên Giang cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km, cách thành phố Cần Thơ khoảng 115 km. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không nối liền các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực, thuận lợi cho việc hợp tác đầu tư, kết nối giao thương và phát triển du lịch: Đường thủy, có 200 km đường bờ biển; có các cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: Cảng Dương Đông, cảng An Thới, cảng Hòn Chông, cảng Bãi Nò, cảng Nam Du, cảng Rạch Giá, cảng Bãi Vòng. Đường bộ, có 05 tuyến quốc lộ nối với các tỉnh và các vùng với tổng chiều dài 316 km. Hệ thống đường tỉnh lộ gồm 19 tuyến với chiều dài 300 km; đường đô thị dài 915 km và đường giao thông nông thôn dài 950 km. Đặc biệt, dự án cầu Cái Lớn - Cái Bé đã hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2014, tạo nên tuyến giao thông liền mạch kết nối các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác tiếp giáp với vùng U Minh Thượng. Đường hàng không, có Cảng hàng không Rạch Giá, kết nối các đường bay nội địa đến các tỉnh, thành phố trong nước; Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước như: Nga, Trung Quốc, Singapore, Campuchia...
Mạng lưới bưu chính viễn thông được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại hóa, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong nước và quốc tế; cung cấp các
dịch vụ, với chi phí phù hợp và độ tin cậy cao. Các điểm bưu cục, bưu điện văn hóa xã đã đến tận các vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh; 100% các xã, phường, thị trấn đã có điện thoại cố định. Các loại hình dịch vụ như: Điện thoại di động, internet đã phủ kh p các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Mạng lưới điện được đầu tư đồng bộ và hiện đại, hiện nay tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98%. Đặc biệt, dự án cáp điện ngầm 100KV xuyên biển nối Hà Tiên - Phú Quốc; dự án đường dây 22KV vượt biển nối Hòn Đất - Hòn Tre đã hoàn thành, đưa vào hoạt động và đang triển khai thi công đường dây ven biển An Sơn - Lại Sơn - Nam Du, huyện Kiên Hải, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định, phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Quốc và Kiên Hải.
Về cấp nước, hiện nay toàn tỉnh Kiên Giang có 13 nhà máy cung cấp nước sạch, với tổng công suất 60.700m3/ngày/đêm. Nước sạch đã đáp ứng trên 85% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
Hoạt động thương mại được đầu tư theo hướng đa dạng, văn minh, hiện đại với các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống, phủ kh p các địa bàn, tạo nên thị trường hàng hóa phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu dùng. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây Nam, Kiên Giang là nơi tập trung nguồn nguyên liệu chế biến, trung chuyển, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thương mại cho vùng, cùng nhiều tỉnh khác trong nước và phát triển thương mại với nước ngoài. Kiên Giang, tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế trên thị trường trong và ngoài nước như:
Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng có sự chuyển biến tích cực, chất lượng sản phẩm được nâng lên, với nhiều mặt hàng đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm thủy sản Kiên Giang đã được xuất khẩu trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với các sản phẩm chủ lực là: Mực đông, tôm đông, ghẹ đông, cá đông, cá đóng hộp, cá cơm sấy,... Với lợi thế về nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa 395.460 ha, sản lượng lúa năm đạt trên
4,6 triệu tấn. Kiên Giang xây dựng vùng lúa chất lượng cao xuất khẩu g n với nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Giai đoạn 2015 - 2020, quy hoạch phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao với diện tích 120.000 ha, tập trung ở huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành và thành phố Rạch Giá, nhằm tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao, ổn định và sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt 1 triệu tấn.
2.1.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân đạt 8,5%/năm trở lên. GDP bình quân đầu người đạt trên 3.000 USD.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ: Nông - lâm - thủy sản đạt 36,3%; công nghiệp - xây dựng đạt 23,4%; dịch vụ đạt 40,3%.
- Sản lượng lương thực đạt trên 5 triệu tấn. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 755.505 tấn.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 255.000 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 10.810 tỷ đồng.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 01 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ đạt 129.600 tỷ đồng.
- Tổng lượng khách du lịch 6,88 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt 5,163 tỷ đồng.
- Giải quyết việc làm từ 35.000 - 40.000 lượt lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 90%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99% [42].