Nếu phân cấp được coi là xu hướng tất yếu của quản l nhà nước trong quá trình phát triển, thì nguyên t c phối hợp giữa Chính phủ và địa phương theo hướng tăng cường phân cấp và nâng cao hiệu quả giám sát của Chính phủ lại là điều kiện cần thiết để cho việc phân cấp của Chính phủ đối với chính quyền địa phương có hiệu quả nhất định. Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định nguyên t c quản l hoạt đối ngoại “phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của cơ quan các cấp ở địa phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đối ngoại theo quy định, bảo đảm sự kiểm tra giám sát chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại” và sự “ phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương”.
Bên cạnh sự chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương, thì sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương là hết sức cần thiết, bởi lẽ sự phối hợp nhịp nhàng ấy sẽ giúp cho địa phương thuận lợi và kịp thời triển khai hiệu quả sự chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời giúp địa phương chủ động sáng tạo trong việc cụ thể hóa thực hiện nhiệm vụ được Trung ương giao, hướng dẫn tháo gỡ giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của địa phương. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương trong quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại là nhằm:
Thứ nhất là, phát huy vai trò quan trọng của đối ngoại địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai toàn diện công tác hội nhập quốc tế của địa phương với tinh thần “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương, phục vụ phát triển và hội nhập”, trên tất cả lĩnh vực “đối ngoại của Đảng, đối ngoại Nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Trong đó, tiếp tục chú trọng các hoạt động ngoại giao kinh tế, đưa lĩnh vực này thực sự trở thành một ưu tiên quan trọng, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai là, công tác đối ngoại địa phương được triển khai đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện đặc thù và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và bám sát sự chỉ đạo, quản l thống nhất về đối ngoại theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, mà nòng cốt là sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các đơn vị nghiệp vụ như: Cục Ngoại vụ, Cục Lãnh sự, Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh: Là cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện 1 số vấn đề có liên quan đến chức năng lãnh sự từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam) [12], với Ủy nhân dân tỉnh Kiên Giang, thông qua Sở Ngoại vụ Kiên Giang trong việc tìm hiểu đối tác, xác minh đối tác, hợp tác tổ chức xúc tiến kinh tế đối ngoại; giải quyết các vấn đề có liên quan đến lãnh sự có yếu tố nước ngoài, công tác biên giới lãnh thổ quốc gia thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang…
Thứ ba là, nâng cao hơn nữa tính chủ động, tích cực của Sở Ngoại vụ Kiên Giang, trong việc phát huy tối đa nội lực tiềm năng thế mạnh của tỉnh, kết hợp tranh thủ khai thác hiệu quả sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn ở Trung ương, đặc biệt là các kênh thông tin của Bộ Ngoại giao về đối tác quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo hướng toàn diện. Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong triển khai các hoạt động đối ngoại cần phải được thường xuyên và tăng cường hơn nữa để cho cơ chế trao đổi thông tin hai chiều có chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, Trung ương và Bộ Ngoại giao cần quan tâm giải quyết các đề xuất kiến nghị từ thực tiễn triển khai công tác quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của địa phương, thông qua hội nghị ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18 [15], nhằm củng cố hệ thống văn bản pháp l liên quan đến công tác đối ngoại chung của cả nước để giúp đỡ các địa phương tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, đồng thời thực hiện vai trò hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ theo hệ thống dọc.