Thực hiện nhiệm vụ quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại, thời gian qua có nhiều thuận lợi cơ bản: Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, văn bản chỉ đạo đúng đ n kịp thời phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn và trong tình hình mới; các bộ ngành Trung ương ban hành văn bản
hướng dẫn, quan tâm hỗ trợ thông tin, tạo điều kiện kết nối cho địa phương trong tổ chức thực hiện chức năng quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại.
Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương bằng các quyết định, chương trình, kế hoạch chỉ đạo hoạt động quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại của địa phương: Tạo khung pháp l để các ngành, các địa phương chủ động tích cực sáng tạo phối hợp thực hiện quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại; phân cấp, ủy quyền và kịp thời tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương; quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, lãnh đạo các sở ban ngành và đoàn thể về vị trí vai trò của công tác quản l nhà nước về hoạt động đối ngoại chuyển biến nâng lên, đội ngũ cán bộ tham mưu thực hiện công tác đối ngoại địa phương có sự nổ lực phấn đấu vươn lên từng bước trưởng thành qua hoạt động thực tiễn. Hoạt động đối ngoại của tỉnh trong thời gian qua, nhất là từ năm 2011 đến nay đã tạo dựng được quan hệ kinh tế thương mại bước đầu: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản l ; đặc biệt hoạt động đối ngoại với các tỉnh thành Vương quốc Campuchia đã góp phần giữ vững và củng cố phát triển truyền thống đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, xây dựng biên giới hoà bình ổn định, phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Kiên Giang.
Nhờ vậy mà kết quả thực hiện công tác đối ngoại đạt được như sau:
Thứ nhất, về công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào.
Từ năm 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cử 1.039 đoàn với tổng số 5.802 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài; đến các quốc gia: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Luxembourg, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE), Hunggary, Singapre, Malaixia, Đài Loan Trung Quốc), Myanmar, Indonesia,
Philippiens và Campuchia; với mục đích tham dự hội nghị, hội thảo; hợp tác kinh tế; giao lưu văn hoá; khảo sát thị trường; giao dịch kinh doanh; tham quan, học tập kinh nghiệm; du lịch, thăm thân,… trong đó khoảng 25% đoàn sử dung ngân sách nhà nước. Các đoàn ra của tỉnh đều thực hiện đúng các thủ tục theo qui định của pháp luật và tuân thủ tốt luật pháp của chính quyền nước sở tại.
Bảng 2.5: Số liệu thống kê đoàn ra nước ngoài
Năm Số đoàn Số ngƣời
2011 261 1.424 2012 206 1.172 2013 214 1.016 2014 163 1.023 2015 195 1.167 Tổng cộng 1.039 5.802
“Nguồn: Sở Ngoại vụ 2015, Đề án về Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020”.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cho phép 642 đoàn khách nước ngoài với 3.220 lượt người từ các nước: Mỹ, Canada, Anh, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Úc, New Zealand, Mexico, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singpore… đến địa bàn tỉnh Kiên Giang để khảo sát thực hiện dự án, xúc tiến đầu tư, trao đổi kinh nghiệm công tác với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh... Trong thời gian làm việc tại tỉnh các đoàn vào đều thực hiện đúng các thủ tục theo qui định của pháp luật cũng như sự hướng dẫn của cơ quan tiếp đoàn.
Bảng 2.6: Số liệu thống kê đoàn vào
Năm Số đoàn Số ngƣời
2011 124 699
2012 131 615
2013 110 471
2015 144 873
Tổng cộng 642 3.220
“Nguồn: Sở Ngoại vụ 2015, Đề án về Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020”.
Nhìn chung, việc đi công tác nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh được xem xét chặt chẽ, chỉ cho phép nhân sự đi nước ngoài phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích chuyến công tác. Từ đó số lượng đoàn và lượt người đi nước ngoài có giảm so với trước. Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho các chuyến đi nước ngoài đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả. Việc sử dụng kinh phí để tiếp các đoàn vào cũng được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, phần lớn các khoản chi phí tiếp đoàn đều nằm trong kế hoạch đã được dự toán và đảm bảo hoạt động đối ngoại của tỉnh.
Thứ hai, về quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Tham dự Hội thảo và tham quan thực tế về hợp tác quốc tế trong việc phát triển lao động lành nghề, kết hợp xúc tiến du lịch tại tỉnh Trat Thái Lan); tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia của Liên minh Châu Âu tìm hiểu về các tiềm năng và sản phẩm du lịch, các điểm đến và các chính sách hỗ trợ du lịch trên địa bàn tỉnh; tổ chức đoàn cán bộ và doanh nghiệp tham gia Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia vào ngày 15 tháng 7 năm 2015 tại Thủ đô Phnôm Pênh Campuchia); tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và trưng bày sản phẩm tại tỉnh Kép Campuchia) từ ngày 04 đến ngày 11 tháng 11 năm 2015; phát hành ấn phẩm “Kiên Giang: Tiềm năng - Cơ hội đầu tư, thương mại và du lịch năm 2015” bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh để xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.
Trên cơ sở văn bản k kết hợp tác trên các lĩnh vực giữa tỉnh Kiên Giang với các tỉnh giáp biên của Campuchia, các sở ngành chức năng của tỉnh đã cụ thể hóa, k kết nhiều văn bản hợp tác cấp ngành trên các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, du lịch, an ninh quốc phòng… Hoạt động thương mại biên giới tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp tăng cường trao đổi hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hai bên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu
của tỉnh Kiên Giang với các tỉnh giáp biên của Campuchia qua một số năm như sau: năm 2011 đạt 157,789 triệu USD, năm 2012 đạt 152,469 triệu USD, năm 2013 đạt 166,1 triệu USD, năm 2014 đạt 101 triệu USD và năm 2015 ước đạt 100 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 50 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 50 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thực phẩm chế biến, đóng hộp, hàng gia dụng, hàng tạp hóa các loại, thức ăn gia súc, mì ăn liền, đồ nhựa, dầu ăn… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hạt nhựa, than đá, gỗ xẻ, vỏ tôm, ghẹ phơi khô, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và xây dựng…
Đến nay, Kiên Giang đã thu hút được 37 dự án đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) với tổng số vốn trên 1,4 tỷ USD. Riêng trong năm 2015 có 2 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng k và thực hiện là 93,024 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực làm hầm trữ đông cho hàng thủy sản và đại l dịch vụ du lịch. Tổng vốn giải ngân các dự án FDI năm 2015 ước đạt 13,3 triệu USD.
Thu hút mới 07 dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, giáo dục và các lĩnh vực công cộng với tổng nguồn vốn 222,65 tỷ đồng.
Thứ ba, về ngoại giao văn hóa.
Thực hiện Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Kế hoạch số 43/KH-UBND, ngày 29 tháng 4 năm 2014 về ngoại giao văn hóa. Trong những năm qua, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã không ngừng tăng cường đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa kết hợp ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và công tác đối ngoại nhân dân. Cụ thể, nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, Sở Ngoại vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gửi thư chúc mừng đến Tổng Lãnh sự quán các nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh trưởng các tỉnh giáp biên - Vương quốc Campuchia, bày tỏ sự trân trọng mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa tỉnh Kiên Giang với các nước và mong muốn mối quan hệ ngày càng được củng cố và phát triển. Trong quan hệ hữu nghị với các
tỉnh thành giáp biên của Campuchia cũng được hai bên quan tâm duy trì và phát triển tốt đẹp. Nhân các ngày lễ, tết cổ truyền của hai dân tộc, hai bên tổ chức đoàn sang thăm viếng hữu nghị chính thức nhất là các huyện, xã giáp biên thường xuyên gặp gỡ nhằm tạo dựng mối đoàn kết hữu nghị.
Hàng năm các tổ chức đoàn thể của tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức và nhân dân Kiên Giang với các tỉnh giáp biên của Campuchia. K kết thỏa thuận tổ chức hội trại giao lưu giữa lực lượng đoàn viên - thanh niên Kiên Giang với Ty Giáo dục, Thanh niên và Thể thao tỉnh Kampốt, Kép, Kohkong, Sihanouk; k kết giao lưu giữa các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang và Phụ nữ các tỉnh giáp biên. Nhân các lễ hội, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước hai bên, tổ chức giao hữu các hoạt động văn nghệ thể thao, giao lưu bản s c văn hoá dân tộc Việt Nam - Campuchia; cùng với các hoạt động trên, tỉnh cũng đã tổ chức đào tạo miễn phí chuyên môn y tế cho phía bạn Campuchia với 27 học viên và đào tạo tiếng Việt cho 32 học viên Campuchia tại Trường Dân tộc Nội trú tỉnh [31].
Thứ tư, về công tác phân giới cắm mốc và quản lý biên giới.
Thực hiện Chỉ thị số 07/2006/CT-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985. Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phân giới c m mốc tỉnh và xây dựng Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 11/4/2006 về việc triển khai thực hiện Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch đinh biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985. Được triển khai thực hiện từ tháng 5 năm 2007, đến nay qua các hoạt động song phương trên thực địa, hai bên đã thống nhất xác định được 22/28 vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc tỉnh Kiên Giang. Còn lại 06 cột mốc chưa được chuyển vẽ là: 296, 297, 298, 299, 300 và 301 Nhóm Công tác đặc biệt Việt Nam - Campuchia đã khảo sát song phương tại thực địa còn có vướng m c hai bên cùng tiến hành lập biên bản báo cáo lên cấp trên để xem xét giải quyết. Công tác phân giới trên các đoạn biên giới đã
c m mốc của tỉnh Kiên Giang được khoảng 32/56,8km và c m 61 điểm cọc dấu và cột mốc phụ, trong đó đã xây dựng hoàn thành 12/61 công trình cột mốc phụ [30].
Công tác quản l biên giới, qua công tác kiểm tra lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện 08 công dân Campuchia trong đó có 03 người là Sư Sãi) nhập cảnh vào địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ mối quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia, kích động ly khai tự trị, đã trục xuất họ về nước [28].
Tình hình người di cư tự do từ Campuchia về sinh số trên tuyến biên giới, qua rà soát thống kê có 1.090 trường hợp di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tập trung chủ yếu tại các huyện, thị xã giáp biên và lân cận, trong đó đã có 114 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam và hàng trăm trường hợp được chính quyền địa phương hỗ trợ an sinh xã hội như: gạo, tiền, thuốc chữa bệnh...; do không có quốc tịch Việt Nam, không đủ giấy tờ về nhân thân nên họ không đủ điều kiện để đăng k hộ khẩu thường trú [39]. Khu vực biên giới giáp biên có 78 hộ dân trong và ngoài tỉnh sang tỉnh Kampốt - Campuchia thuê đất nuôi tôm nhưng không làm đầy đủ thủ tục xuất, nhập cảnh, giấy phép đầu tư ở nước ngoài; hợp đồng thuê đất chủ yếu bằng thỏa thuận miệng, giấy tay chưa có sự chấp thuận của chính quyền nước sở tại có thẩm quyền, chính quyền hai tỉnh Kiên Giang - Kampốt đang phối hợp giải quyết, đảm bảo hợp tình, hợp l [44].
Thứ năm, về công tác lãnh sự.
Việc giải quyết lãnh sự các vấn đề có yếu tố nước ngoài được thực hiện nghiêm túc tuân thủ đúng luật pháp Việt Nam và các Điều ước quốc tế. Sở Ngoại vụ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh, cụ thể với Công an tỉnh để giải quyết các công tác liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Năm 2014, có 18 người mang quốc tịch nước ngoài trong đó Campuchia: 10 người, Thái Lan: 6 người, Hoa Kỳ: 2 người) vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh do vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới, buôn bán dầu trái phép trên biển, đánh bạc, cố gây thương tích, bị giam giữ truy tố xét xử. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã
tạo điều kiện cho Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện 6 chuyến thăm lãnh sự đối với công dân mang quốc tịch Hoa Kỳ đang bị tạm giam tại Trại giam Công an tỉnh.
Về việc tử vong của công dân nước ngoài năm 2013 và 2014 có 8 trường hợp công dân của các nước: Anh, New Zealand, Trung Quốc, Úc, Áo, Campuchia 2 trường hợp), các ngành chức năng của tỉnh Kiên Giang thành lập hội đồng khám nghiệm tử thi để tìm hiểu, kết luận về nguyên nhân chết và tiến hành bàn giao thi hài, tro cốt và tài sản của người đã mất cho gia đình và các bên liên quan theo sự ủy quyền của gia đình và của Tổng Lãnh sự quán các nước của người tử nạn.
Về việc hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước ngoài tại địa phương, các cơ quan chức năng của tỉnh kịp thời phối hợp giải quyết các yêu cầu của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp công dân nước họ.
Cơ chế trao đổi thông tin và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác lãnh sự giữa Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Ngoại vụ) phối hợp với Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh quản l tốt hoạt động của các đoàn công tác lãnh sự thuộc các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đến công tác tại tỉnh, thông báo kịp thời về các trường hợp cần xác minh nhân thân công dân của tỉnh đang sinh sống và lao động tại nước ngoài, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo yêu cầu